Tại sao cơ thể của mẹ giữ một số tế bào của em bé sau khi sinh?

Nguyễn Mai, icon
02:36 ngày 03/07/2018

VTV.vn - Trong khi mang thai, một số tế bào của thai nhi sẽ rời khỏi tử cung, đi qua nhau thai và hòa vào dòng máu của người mẹ.

Mẹ và bé có sự trao đổi chất thông qua nhau thai.

Hiện tượng này được các nhà khoa học đặt tên là "vi sinh vật thai nhi" hay "tế bào thai nhi", được phát hiện lần đầu vào cuối thế kỷ 19 bởi một nhà khoa học người Đức tên là Georg Schmorl. Một thế kỷ sau, sự quan tâm đến hiện tượng này lại nổi lên, khi các nhà khoa học nhận ra rằng vi sinh vật thai nhi có thể giải thích cách nhiễm sắc thể Y - chỉ truyền từ cha sang con - đôi khi kết thúc trong tế bào của phụ nữ.

Theo nhà sinh vật học Santa Barbara tại Đại học California thì việc các tế bào có thể dễ dàng trao đổi giữa mẹ và thai nhi là điều hết sức bình thường. Đó là bởi vì con người có một trong những loại nhau thai xâm lấn nhất trong số các động vật có vú - đó thực chất là một búi các động mạch giúp trao đổi máu trực tiếp giữa sản phụ và thai nhi.

Sự trao đổi tế bào này bắt đầu khoảng 6 tuần sau khi mang thai và tiếp tục trong hết thai kỳ.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: các tế bào thai nhi về cơ bản có thể di chuyển đến bất cứ nơi nào trong cơ thể người mẹ. Trong một nghiên cứu năm 2015, các nhà nghiên cứu tìm thấy các tế bào chứa nhiễm sắc thể Y trong não, tim, thận, phổi, lá lách và gan của 26 phụ nữ đã tử vong trong vòng một tháng sau khi mang thai (tất cả các trường hợp đều mang thai nam).

Cơ thể của người mẹ sẽ đào thải hầu hết các tế bào thai nhi lưu thông này ngay sau khi mang thai. Nhưng một số tế bào tránh được hệ miễn dịch và có thể ở lại một thời gian dài trong cơ thể người mẹ - trong một số trường hợp, thậm chí cả đời.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng các tế bào thai nhi có thể gây hại cho các bà mẹ. Ví dụ, một vài nghiên cứu tự miễn hoặc ung thư đã tìm thấy nhiều tế bào thai nhi trong các mô bị bệnh hơn là trong các mô không được chẩn đoán. Nhưng các nhà khoa học không chắc chắn liệu những tế bào này có tác động gì đến sự gia tăng lưu lượng máu đến vị trí của các khối u, hay chúng đóng vai trog như một dạng tế bào gốc, cố gắng giúp tấn công tế bào ung thư.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục