
Cao răng có hai loại: cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên. Khi cao răng thường gây viêm lợi, lợi ở vùng viêm sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ, lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh.
Sự hình thành cao răng diễn ra như thế nào?
Sau khi ăn khoảng 15 phút sẽ có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng. Nếu màng này không được làm sạch, các vi khuẩn sẽ kéo đến và tích tụ ngày càng dày lên, gọi là mảng bám.
Có một nghiên cứu cho thấy khoảng 70% trọng lượng mảng bám là vi khuẩn, tức trong 1mg mảng bám (bằng kích thước đầu tăm) chứa tới một tỉ vi khuẩn.
Khi mảng bám còn mềm, có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi tồn tại lâu, mảng bám vôi hóa bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm sẽ trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, gọi là cao răng (vôi răng). Đến lúc này chỉ có bác sĩ mới có thể làm sạch bằng các dụng cụ chuyên dùng.
Tại sao phải lấy cao răng?
Cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng. Vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng (viêm niêm mạc miệng, áp-tơ mà dân gian vẫn gọi là bệnh lở miệng), bệnh ở vùng mũi họng (viêm amidan, viêm họng), bệnh tim mạch. Vì vậy, có nhiều lý do để phải lấy cao răng:
- Thứ nhất, độc tố của vi khuẩn trong mảng cao răng gây ra viêm. Từ phản ứng viêm này gây ra hiện tượng tiêu xương ở răng làm cho lợi mất chỗ bám dẫn đến càng ngày răng càng dài, để lộ ra vùng xương răng không được tổ chức quanh răng bảo vệ. Bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện cảm giác ê buốt khó chịu.
- Thứ hai, chiều dài chân răng là không thay đổi, nên khi xương càng tiêu nhiều thì độ dài chân răng nằm trong xương càng ngắn lại dẫn đến răng lung lay và quá trình tiêu xương càng diễn ra nhanh hơn.
- Thứ ba, tiêu xương sinh lý là quá trình không thể tránh khỏi theo thời gian và việc làm cho xương không bị tiêu là một việc không tưởng. Do đó, duy trì xương ở mức độ ổn định và vô cùng quan trọng.
Do những ảnh hưởng này mà cao răng cần được lấy sạch. Tốt nhất nên kiểm tra các mảng bám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả.
Có thể khi lấy cao răng sẽ có cảm giác ê buốt (không phải là đau), chảy máu nhiều hay ít tùy thuộc tình trạng cao răng và mức độ nhạy cảm của từng người. Sau khi lấy cao răng xong, sẽ có cảm giác ê buốt khi uống nước nóng lạnh.. cảm giác này sẽ hết sau vài ngày.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tuần lễ Tiêm chủng 2025 hướng đến mục tiêu ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu thu hồi 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả, khuyến cáo không sử dụng thêm 72 sản phẩm đang điều tra.
VTV.vn - Ngày 23/4, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có văn bản yêu cầu các Sở Y tế và doanh nghiệp liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý các sai phạm trong sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.
VTV.vn - Một bé trai 7 tháng tuổi mắc sởi biến chứng viêm phổi, suy hô hấp vừa được cứu sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên đã kịp thời phẫu thuật cấp cứu, cứu sống một bệnh nhân nguy kịch do bị vỡ tim sau tai nạn giao thông nghiêm trọng.
VTV.vn - Vụ việc được phát hiện sau phản ánh của báo chí về tài khoản mạng xã hội có tên "Yuki", đăng tải hình ảnh bằng tốt nghiệp Điều dưỡng nghi vấn giả mạo.
VTV.vn - Ngày 23/4, Sở Y tế tỉnh Cao Bằng xác nhận trường hợp tử vong nghi do bệnh ho gà tại xóm Bản Chang, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa cứu sống một nữ bệnh nhân 46 tuổi bị ngộ độc nặng do uống quá liều thuốc hạ huyết áp, bằng kỹ thuật ECMO.
VTV.vn - Ventuno Kaicho hiện đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều người Việt trong việc hỗ trợ và duy trì sức khoẻ hằng ngày.
VTV.vn - 2 dị vật kim loại có đầu găm sâu vào thành ruột non bệnh nhân đã được các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) gắp ra ngoài thành công.
VTV.vn - Mới 25 tuổi, H.H.S. phải trải qua quãng thời gian dài nằm liệt giường vì lao cột sống - một bệnh lý hiếm gặp nhưng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
VTV.vn - Ngày 23/4, sau 2 tuần điều trị, người bệnh ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh) chính thức được ra viện.
VTV.vn - Nâng cao chất lượng Y tế tại Việt Nam đòi hỏi hợp tác quốc tế, đặc biệt với Nhật Bản – Quốc gia dẫn đầu về công nghệ và nền Y học phát triển.
VTV.vn - Nhồi máu cơ tim cấp - căn bệnh từng gắn liền với người cao tuổi nay đang có xu hướng trẻ hóa đáng báo động.
VTV.vn - Người hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động thường xuyên là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).