
Con viêm da vì mẹ cho tắm lá
Thường vào những ngày hè nắng nóng, trẻ hay mắc các bệnh về da như rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt… Rất nhiều bà mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm tắm các loại lá cho con vì “vừa tốt, vừa có tác dụng diệt khuẩn lại không có hóa chất”.
Con mới được 9 tháng tuổi, ngày nào chị Xuân (Thái Hà, Đống Đa) cũng đi chợ mua một bó lá thập cẩm như là bồ công anh, kinh giới, hương nhu, hạt mùi… về tắm cho con. Sau mấy hôm tắm nước lá, chị thấy con biểu hiện sốt nhẹ, một số vùng da ở đùi, mông, bụng … xuất hiện mẩn đỏ, các mụn nước bắt đầu xuất hiện trên da bé, chị mới vội vàng bế con vào viện. Sau khi khám lâm sàng, các bác sĩ phán con chị bị viêm da mẩn cảm. “Tưởng tắm nước lá cho con có thể trị sạch mụn nhọt, ai ngờ lại bị viêm da”, chị Xuân than thở.
Chị Hồng Thái (Khu đô thị Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ, con chị mới 5 tháng tuổi, mẹ chồng ở dưới quê lên thăm cháu có hướng dẫn chị, vào hè thời tiết nắng nóng nếu trẻ bị mụn kê thì dùng lá chè, kinh giới tắm cho bé. Nếu trẻ bị lở chốc, mụn nhọn thì dùng thêm nhọ nồi, cây hoa ngũ sắc, rau chận vịt, cây sài đất... tắm rất tốt. Thấy thế hàng ngày chị mua các loại lá trên về tắm cho bé phòng mụn nhọt rôm sảy... Tuy nhiên sau thời gian tắm trên người bé xuất hiện một số mụn tấy đỏ, nổi từng mảng ban như mề đay, bé có biểu hiện sốt, quấy khóc… Lo lắng, chị cho bé đi khám bác sĩ kết luận con chị viêm da dị ứng.
Thời tiết nắng nóng khiến trẻ hay bị ngứa ngáy, nổi rôm, mụn. Nhiều bà mẹ theo kinh nghiệm dân gian đã dùng các loại lá để tắm cho trẻ. Đã không ít trường hợp trẻ nhập viện do viêm da, nặng hơn là nhiễm trùng máu từ việc lắm nước lá.
Bác sĩ Minh Tân (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) cho biết, hiện tượng viêm da do tắm lá vào mùa hè thường gặp nhất nhiều. Nhiều trẻ vào viện điều trị trong tình trạng da mẩn đỏ, cơ thể nổi đầy mụn nước, phải nằm viện điều trị dài ngày. Nguyên nhân thường thấy là các bậc cha mẹ dùng những thứ lá như: kinh giới, chân vịt, dẻ quạt… tắm cho trẻ theo kinh nghiệm truyền miệng. Tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng các loại nước lá có khả năng chữa bệnh ngoài da.
Việc sử dụng các loại lá theo hình thức truyền miệng để tắm cho con mỗi khi thấy trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa có thể làm trẻ bị viêm da. Khi da trẻ bị trầy xước, nếu dùng lá để tắm sẽ càng làm cho làn da non nớt của trẻ bị ngứa, mẩn đỏ tăng lên. Đó là còn chưa kể đến nhiều loại lá cây mọc ở bờ bụi, ven đường, bờ ruộng bị nhiễm khuẩn, có thuốc bảo vệ thực vật rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi vẫn không diệt hết mầm bệnh, sẽ gây nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao cho bé.
Bác sĩ Tân cho biết thêm, có những trẻ tắm nước lá nhưng không bị làm sao là do cơ địa của từng trẻ, không phải trẻ nào cũng có thể tắm được nước lá, tuyệt đối không tắm khi trẻ đang mắc các bệnh ngoài da.
Do vậy, nhiều phụ huynh không tìm hiểu kĩ đã vội vàng tắm nước lá cho con, dẫn đến hậu quả con bị viêm da do nhiễm khuẩn, trong trường hợp này, nếu không điều trị kịp thời sẽ dấn đến nguy cơ nhiễm trùng máu, thậm chí đe dọa tính mạng trẻ, bác sĩ Tân chia sẻ thêm.
Phòng bệnh viêm da ở trẻ nhỏ
Khi trẻ mắc các bệnh về da, nguyên nhân đầu tiên các mẹ nên nghĩ tới là do không giữ vệ sinh da cho con thật tốt. Ở trẻ em, do da mỏng, sức đề kháng yếu hơn, chưa thích ứng được với những thay đổi đột ngột của môi trường nên càng dễ bị vi khuẩn tấn công. Vì thế, để phòng các bệnh mụn nhọt, viêm da, nhiễm trùng da ngày hè, cha mẹ cần giữ việc giữ vệ sinh da cho bé là vô cùng quan trọng.
Mẹ cần tắm rửa, vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé hàng ngày bằng xà phòng tắm, sữa tắm dành riêng cho trẻ. Mặc quần áo thoáng, sạch sẽ cho con.
Khi cơ thể bé xuất hiện các nốt mẩn ngứa, mụn nhọt mẹ cần cắt móng tay cho con để hạn chế việc trẻ gãi gây trầy xước dẫn đến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, dễ dẫn tới nhiễm trùng da.
Đối với những trường hợp da trẻ bị mụn nhọt, mẩn ngứa khi phải bôi thuốc cho con, cha mẹ cần vệ sinh tay trước khi bôi thuốc, để phòng vi khuẩn có trong tay có thể xâm nhập qua các vết xước.
Khi phát hiện da trẻ có các biểu hiện bất thường, viêm nhiễm, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chữa trị phù hợp, tuyệt đối không nghe các kinh nghiệm truyền miệng để chữa bệnh cho con.
VTV.vn - Sáng 29/3, đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng.
VTV.vn - Anh Bobby (46 tuổi, Philippines) bị nhồi máu cơ tim khi ra sân bay về nước. Nhờ sự can thiệp kịp thời của bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, anh được cứu sống ngoạn mục.
VTV.vn - Cứ nghĩ "miễn con khỏe mạnh là được", tuy nhiên biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng, mà còn đe dọa cả sự phát triển trí tuệ, khả năng miễn dịch và tầm vóc của trẻ.
VTV.vn - Cao Việt Hoàng là một trong những lựa chọn hàng đầu cho người bệnh dạ dày. Sản phẩm đã có mặt từ lâu trên thị trường và được nhiều bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn.
VTV.vn - Hơn 90% những người có tuổi tại Việt Nam đều gặp phải các tình trạng ăn nhai khó khăn, tác động đến hệ tiêu hóa và sinh hoạt.
VTV.vn - Bệnh lao là một bệnh lây nhiễm do vi khuẩn lao gây nên, có thể gây tổn thương ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến (chiếm 80-85%).
VTV.vn - Cụ bà 81 tuổi, có bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh thận mạn, nhập viện trong tình trạng nôn ra máu nhiều lần, da niêm nhạt, mạch nhanh.
VTV.vn - Sởi là một căn bệnh rất dễ dẫn đến biến chứng và với phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ.
VTV.vn - Hàng chục học sinh tại Trường TH-THCS Tuệ Đức, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, buồn nôn sau khi ăn các bữa ăn tại trường.
VTV.vn - Bạn thường bị sưng phù đột ngột trên mặt, tay, chân, đôi khi kèm khó thở? Các đợt phù thay đổi vị trí? Rất có thể đó là Phù mạch di truyền.
VTV.vn - Người đàn ông 55 tuổi, sau 5 tháng bó thuốc nam tại nhà phải nhập viện trong tình trạng đau nhức vùng chân, đùi phải, đùi phải sưng, biến dạng...
VTV.vn - Các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận vừa phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp bị thủng ruột non do giun đũa.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang vừa thực hiện phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có kích thước sỏi lớn.
VTV.vn - Tự ý sử dụng thuốc điều trị, không rõ tên thuốc, thành phần… có thể dẫn đến tình trạng dị ứng thuốc, tăng men gan, suy thận, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng.
VTV.vn - Ngày 27/3, UBND TP Hồ Chí Minh ban hành quyết định số 1177/QĐ-UBND về việc công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm tại 22 phường, xã trên địa bàn thành phố.