Thêm một ca dương tính với bạch hầu, người tiếp xúc ca bệnh phải khai báo khi di chuyển

P.V, icon
08:21 ngày 08/07/2024

VTV.vn - M.T. B. đau họng, sốt nhẹ, được hướng dẫn khai báo y tế và xét nghiệm, kết quả dương tính với bạch hầu. Đáng lo ngại, ca bệnh này vừa di chuyển từ Nghệ An đến Bắc Giang.

Sau khi phát hiện bệnh nhân P.T.C. ( sinh năm 2006; thường trú tại bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn) là học sinh của Trung tâm GDTX - GDNN Kỳ Sơn xác định dương tính với bệnh bạch hầu, Trung tâm Y tế Kỳ Sơn đã tiến hành điều tra dịch tễ, phun khử khuẩn tại khu vực nhà ở của bệnh nhân và khu vực lân cận, truyền thông, tư vấn cho người dân, dự trù thuốc kháng sinh dự phòng. 

Thêm một ca dương tính với bạch hầu tại Nghệ An - Ảnh 1.

Trong ngày 5/6/2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã thành lập Đoàn giám sát, hỗ trợ huyện Kỳ Sơn điều tra dịch tễ và lấy mẫu xét nghiệm tại các bản: Phà Khảo, Piêng Hòm, Phà Khốm xã Phà Đánh. Sau khi điều tra đã xác định được 7 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân (là bạn cùng phòng tại ký túc xá Trung tâm GDTX - GDNN) gồm M.T.B. và M.T.S. trú tại bản Phà Khảo xã Phà Đánh, M.T.K. trú tại bản Phà Khốm, M.T.T. và L.T.N. trú tại bản Piêng Hòm, X.T.L. trú tại bản Quyết Thắng, xã Keng Đu, M.T.D. trú tại bản Lưu Thắng, xã Chiêu Lưu. Trong các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân có M.T.B. và M.T.S. đã di chuyển tới tỉnh Bắc Giang. M.T. B có tình trạng đau họng, sốt nhẹ, đã được hướng dẫn khai báo y tế tại địa phương tạm trú, M.T.B. đuợc xét nghiệm và có kết quả dương tính với bệnh bạch hầu. 

Thêm một ca dương tính với bạch hầu tại Nghệ An - Ảnh 2.

Tính đến nay, đã xác định được 119 người có tiếp xúc với bệnh nhân. Trung tâm Y tế huyện đã chỉ đạo trạm y tế các xã tăng cường công tác giám sát tại cộng đồng, đặc biệt là những trường hợp tiếp xúc gần với các bệnh nhân nhằm phát hiện sớm các ca mắc bạch hầu để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh lây lan ra cộng đồng; tiếp tục cách ly và điều trị dự phòng bằng kháng sinh 7 ngày cho các trường hợp tiếp xúc gần và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với cả bệnh xác định. 

Ngành Y tế địa phương khuyến cáo người dân khi có các triệu chứng ho, sốt, đau họng, khó thở... cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn, chuyển tuyến kịp thời, không được tự ý điều trị tại nhà; đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine đúng lịch, đủ mũi tiêm; vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phơi chăn gối dưới nắng, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh các vật dụng bằng hoá chất diệt khuẩn... hạn chế tụ tập đông người tại các bản có người theo dõi sức khỏe như trên.

Theo Cục Y tế dự phòng, bạch hầu là một bệnh bắt buộc phải khai báo.

+ Tất cả bệnh nhân viêm họng giả mạc nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly đường hô hấp nghiêm ngặt cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần (-). Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh.

+ Quản lý người lành mang vi khuẩn, người tiếp xúc: Những người tiếp xúc mật thiết với bệnh nhân phải được xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày. Tiêm 1 liều đơn Penicillin hoặc uống Erythromycin từ 7-10 ngày cho những người đã bị phơi nhiễm với bạch hầu, bất kể tình trạng miễn dịch của họ như thế nào. Nếu xét nghiệm vi khuẩn (+) thì họ phải được điều trị kháng sinh và tạm nghỉ việc tại các trường học hoặc cơ sở chế biến thực phẩm cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn (-).

+ Những người tiếp xúc đã được gây miễn dịch trước đây thì nên tiêm nhắc lại một liều giải độc tố bạch hầu.

+ Xử lý môi trường: Phải sát trùng tẩy uế đồng thời và sát trùng tẩy uế lần cuối tất cả các đồ vật có liên quan tới bệnh nhân. Tẩy uế và diệt khuẩn phòng bệnh nhân hàng ngày bằng cresyl, chloramin B; bát đĩa, đũa, chăn màn, quần áo… phải được luộc sôi; sách, vở, đồ chơi v.v… phải đư


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục