Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới mất nước, rối loạn điện giải và nặng có thể thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, ngoài việc chủ động trang bị kiến thức để phòng tránh bệnh cho con, các mẹ cần phát hiện sớm dấu hiệu bệnh cũng như vai trò của xét nghiệm để con được chẩn đoán kịp thời và điều trị khi cần thiết.
Nguyên nhân gây tiêu chảy
- Tiêu chảy do nhiễm khuẩn: có thể do vi khuẩn (tả, lỵ, salmonella, Ecoli...), virus (đặc biệt virus Rota là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng, đe dọa tính mạng trẻ em dưới 2 tuổi), ký sinh trùng (amip, giardia...), nấm...
- Tiêu chảy không do nhiễm khuẩn:
+ Do chế độ ăn: ăn quá nhiều, ăn thức ăn khó tiêu hóa, uống quá nhiều nước ép trái cây hay đột ngột thay đổi chế độ ăn.
+ Không dung nạp thức ăn
+ Tiêu chảy do dị ứng:
• Dị ứng tiên phát: xuất hiện sau khi sinh 3 tháng
• Dị ứng thứ phát: bị nhiễm khuẩn ở ruột
• Dị ứng với thức ăn: trẻ bị dị ứng với protein có trong sữa bò, thịt, cá,…
- Tiêu chảy cũng có thể là triệu chứng của bệnh khác, không liên quan đến hệ tiêu hóa như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tai giữa. Loại tiêu chảy này thường tự khỏi khi trẻ được điều trị xong bệnh chính.
Các biểu hiện của trẻ bị tiêu chảy
- Triệu chứng tiêu hóa:
+ Tiêu chảy: phân lỏng nhiều nước, có thể có nhầy, có máu, mùi chua. Đi nhiều lần/ ngày.
+ Nôn: Xuất hiện trước hoặc cùng tiêu chảy.
+ Biếng ăn: xuất hiện trước hoặc khi tiêu chảy vài ngày.
- Triệu chứng mất nước và điện giải: miệng, lưỡi khô, mắt trũng hơn bình thường, khóc không có nước mắt, trẻ khát nước, tiểu ít, lờ đờ, quấy khóc,...
- Triệu chứng toàn thân:
+ Tình trạng dinh dưỡng: cân nặng giảm, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất.
+ Sốt
+ các biểu hiện nhiễm khuẩn
Mẹ cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?
- Cho bé uống dung dịch oserol bù nước điện giải khi nhiều hơn bình thường, có thể dùng các dung dịch thay thế: nước cháo muối, nước canh, súp,....
- Vẫn tiếp tục cho trẻ ăn, không bắt trẻ kiêng khem, cho trẻ ăn từng lượng nhỏ, tránh thức ăn nhiều năng lượng, protein và điện giải thấp và nhiều đường.
- Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ, nếu trẻ ăn sữa công thức và thưc ăn bổ sung thì tiếp tục cho trẻ ăn như bình thường và theo dõi đáp ứng của trẻ khi cho trẻ ăn, chỉ cho trẻ uống sữa công thức không có đường lactose khi trẻ có biểu hiện không dung nạp đường lactose.
Các xét nghiệm cần thiết khi trẻ bị tiêu chảy?
Theo thạc sỹ, bác sỹ Hoàng Thị Năng - Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: Để chẩn đoán chính xác bệnh tiêu chảy, thông thường các trẻ sẽ được chỉ định:
- Soi phân (tìm độ PH của phân; nấm; cặn dư như tinh bột, cellulose… ; tìm hồng cầu, bạch cầu trong phân; tỷ lệ vi khuẩn đường ruột); ký sinh trùng (tìm giun, sán), amip, cấy phân (tìm được loại vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ), xét nghiệm rotavirus.
- Xét nghiệm hỗ trợ: công thức máu, điện giải đồ,…
Khi bị tiêu chảy, các mẹ có thể đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm trên.
Để bảo đảm kết quả xét nghiệm phân chính xác, các mẹ lưu ý lấy phân của con theo nguyên tắc sau:
- Cho trẻ đi ngoài vào bô sạch, không lẫn nước tiểu (không lấy phân trong bỉm).
- Dùng que lấy phân (que sẵn vô khuẩn hoặc que sạch), lấy phân chỗ nghi ngờ: nhầy nhớt, lỏng, bọt, máu,... lấy 10- 15g phân vào lọ sạch đậy kín lại.
- Phân lấy xong bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
- Mang mẫu phân đến phòng khám hoặc gọi 1900 56 56 56 hoặc đăng ký đăng ký online qua Website: medlatec.vn để được phục vụ lấy mẫu máu, mẫu phân theo yêu cầu.
Nếu mẫu này bảo quản trong nhiệt độ lạnh có thể duy trì được 4-6 tiếng.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.