Không có Giao thừa
Ngày Tết, khi người người, nhà nhà đang tất bật cho những lo toan để chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy thì ngoài kia, những chiến sĩ trên mặt trận chống dịch vẫn đang chiến đấu từng phút từng giờ, vẫn "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để điều tra dịch tễ, truy vết, các công tác lấy mẫu, xét nghiệm vẫn đang được thực hiện xuyên đêm, các lực lượng điều trị, cách ly vẫn chưa từng ngơi nghỉ bởi cuộc chiến chống dịch COVID-19 chưa bao giờ dừng lại, bởi dịch bệnh là kẻ thù vô hình, bởi chống dịch luôn như là chống giặc.
Trên địa bàn Hà Nội, khi người dân đang vui xuân, đón Tết, hơn 10.000 đội phòng chống dịch COVID-19 cộng đồng, vẫn đang bám trụ xuống tận từng cụm dân cư, vẫn quyết tâm cao độ thực hiện công tác đến từng nhà tuyên truyền về phòng chống COVID-19; nắm bắt người có triệu chứng, báo ngay cho cơ quan y tế; tiếp tục rà soát xem còn sót ai đi từ vùng dịch về nhưng không khai báo; phát hiện kịp thời những người nhập cảnh trái phép.
Ông Nguyễn Thế Trung, Tổ phó Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng chống COVID-19 chia sẻ: "Trong thời gian nghỉ Tết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cần hỗ trợ, chỉ cần gọi điện hoặc báo lên nhóm sẽ được hỗ trợ và xử lý ngay lập tức".
Tại TP Hồ Chí Minh, khi mọi người rộn ràng chuẩn bị sắm Tết với những cành đào, chậu mai để trang trí cho ngôi nhà của mình, các nhân viên tuyến đầu chống dịch vẫn tất bật, khẩn trương với công việc của mình, các bản tin, thông báo truy vết vẫn đang liên tục được theo dõi và cập nhật, các nhân viên y tế, nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vẫn đang túc trực ngày đêm cho dù là đêm giao thừa tối 30 hay ngày mùng một khởi đầu cho một năm mới; Hơn 30 cán bộ thuộc 3 đội phản ứng nhanh của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh được trang bị đầy đủ nghiệp vụ cùng kinh nghiệm vẫn đang sẵn sàng chi viện, hỗ trợ chuyên môn, trực tiếp thực hiện công tác điều tra dịch tễ khi có nhu cầu từ TP Hồ Chí Minh cũng như các địa phương khu vực lân cận.
Ngày Tết, những chiến sĩ trên mặt trận chống dịch nói chung hay những chiến sĩ trên mặt trận truy vết nói riêng, họ chọn gác lại niềm vui sum vầy cùng gia đình để chọn sự yên bình cho người dân với trọn vẹn niềm tin, quyết tâm cùng sự từ hào từ một trái tim đầy nhiệt huyết.
Truy vết thần tốc - Rà soát đến cùng
Quá trình truy vết được dựa trên khai thác thông tin lịch trình di chuyển, sinh hoạt tiếp xúc của ca nhiễm, nghi nhiễm (ca chỉ điểm). Để từ đây, với sự huy động của toàn bộ các nguồn lực từ truy xuất hệ thống camera, điều tra dịch tễ, các mối quan hệ gia đình, người thân, người quen… cho đến các biện pháp kêu gọi tự giác khai báo, khuyến khích tố giác các đối tượng trốn khai báo… cũng được huy động tối đa nhằm đảm bảo không bỏ sót các yếu tố dịch tễ, đánh giá đúng, phân loại phù hợp các nhóm đối tượng và yếu tố liên quan giúp các hoạt động phong tỏa, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm… được giảm áp lực và tiến hành hiệu quả, nhanh chóng. Việc truy vết thần tốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp ngăn chặn quá trình lây lan của dịch bệnh, hạn chế sự phát tán ra cộng đồng giúp bảo vệ sự an toàn của cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh, đồng thời giảm tối thiểu sự ảnh hưởng đến đời sống thường nhật của người dân.
ThS.BS Lương Chấn Quang Phụ trách Khoa Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Đội phó Đội Điều tra, giám sát dịch Tổ thường trực đặc biệt chống COVID-19 của Bộ Y tế tại TP Hồ Chí Minh cho biết: "Nhanh chóng, thần tốc không bỏ sót bất cứ đối tượng nguy cơ nào là những yêu cầu tối quan trọng của công tác truy vết. Để làm được điều đó là sự nỗ lực, quyết tâm không hề nhỏ, là sự túc trực, luôn chuẩn bị sẵn sàng của các đơn vị, các tổ truy vết… Để khi nhận được thông tin về ca nhiễm, nghi nhiễm thì hoạt động truy vết sẽ được lập tức triển khai trên nhiều mặt trận nhằm tận dụng từng phút, từng giây vì một giây chậm trễ là một giây gia tăng nguy cơ lây nhiễm".
Các lực lượng truy vết luôn túc trực sẵn sàng với nhiều kịch bản và phương án khác nhau với sự phối hợp, phân công nguồn lực từ nhiều đơn vị, nhiều cấp… để luôn sẵn sàng ứng phó với những diễn biến trong thực tế. Như trường hợp tại Bình Dương, việc chia đội truy vết được thực hiện theo từng địa bàn nhỏ, khi quá trình điều tra truy vết được hoàn thành đối với các trường hợp F1, các đội truy vết tiếp tục thực hiện các hoạt động truy vết đối với các trường hợp F2 để luôn sẵn sàng cho những phương án, diễn biến bất ngờ của dịch bệnh. Một số trường hợp truy vết được thực hiện ngay trong đêm với sự phối hợp của nhiều đội truy vết trên nhiều địa phương trong một số trường hợp có lịch sử tiếp xúc phức tạp.
Trong tình hình hiện nay, khi các nguồn lực đang được tập trung cho việc điều tra, truy vết các trường hợp tiếp xúc gần, có quan hệ với ca chỉ điềm, tuy nhiên việc điều tra dịch tễ không chỉ dừng lại tại đó mà còn được điều tra nguồn gốc, căn nguyên để ghép nên bức tranh tổng thể của ca bệnh với mạng lưới các mối liên hệ phức tạp cùng nhiều giả định có thể tồn tại song song.
"Nhiều trường hợp thực tế khi thực hiện điều tra căn nguyên đã xác định ca chỉ điểm (F0 theo đánh giá ban đầu) là ca F1 của một ca nhiễm không triệu chứng, để từ đó việc điều tra được tiến hành mở rộng với các trường hợp tiếp xúc gần, có quan hệ với ca nhiễm không triệu chứng giúp rà soát toàn bộ các trường hợp nguy cơ, kiểm soát nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng" - ThS.BS Lương Chấn Quang chia sẻ thêm về các hoạt động điều tra dịch tễ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa xảy ra 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh dại và 5 trường hợp khác bị chó cắn dương tính với virus dại.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bé gái bị viêm màng não.
VTV.vn - Khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải rác ở vùng mông.
VTV.vn - Đó là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng như tinh thần của toàn thể các chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ bệnh viện.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.
VTV.vn - Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, bị chó cắn vào vùng mặt đứt rời phần môi dưới.
VTV.vn - Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị xuất huyết não nhập viện tăng cao tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).