Tuyến tiền liệt là một cơ quan của nam giới, vị trí nằm ngay phía dưới cổ bàng quang, nơi bắt đầu của niệu đạo. Tiền liệt tuyến nặng khoảng 20g và góp phần trong việc sản sinh ra tinh dịch. Ở người cao tuổi, nếu tuyến tiền liệt phát triển lớn sẽ gây triệu chứng bế tắc đường tiểu mà ta gọi là phì đại tiền liệt tuyến, hoặc đôi khi dẫn đến ung thư.
Theo Globocan, trên thế giới năm 2018 có khoảng 350.000 nam giới chết mỗi năm vì ung thư tuyến tiền liệt và khoảng 1,1 triệu ca mắc mới, xếp thứ 5 về tỷ lệ tử vong và xếp thứ 2 về tỷ lệ mắc mới.
Tại Việt Nam, dường như ung thư tuyến tiền liệt vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Cũng theo ghi nhận của Globocan, năm 2018, Việt Nam phát hiện 3.959 ca mắc mới, nhưng có tới 1.873 ca tử vong do ung thư tuyến tiền liệt. Điều này có thể được giải thích là do việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt tại Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, do đó các ca mắc mới đa phần ở giai đoạn muộn nên tỷ lệ tử vong còn cao.
Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc triển khai các chương trình khám sàng lọc ở những đối tượng nguy cơ cao, bản thân người dân cũng cần có ý thức hơn trong việc chủ động đến các cơ sở y tế để khám tầm soát định kỳ. Vậy đâu là những đối tượng cần khám tầm soát ung thư tuyến tiền liệt?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, ngày nay, người ta vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra ung thư tuyến tiền liệt. Cũng như tất cả các loại ung thư khác, sự sinh sản của những tế bào bị đột biến gen nhiều lần được xem như là nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tiền liệt. Sự sinh sản này xảy ra liên tục và không ngừng do các tế bào đột biến không còn chịu sự kiểm soát của cơ thể. Vì thế, bệnh luôn có khuynh hướng lan rộng tại chỗ cũng như lan sang các cơ quan khác (di căn).
Tuy nhiên, qua những thống kê dịch tễ học, người ta nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ như sau:
- Tuổi càng cao càng dễ bị ung thư tuyến tiền liệt.
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh thì cần chú ý đến những người cao tuổi trong gia đình.
- Những người mà điều kiện làm việc tiếp xúc nhiều với các chất phóng xạ.
- Ăn nhiều thịt, mỡ động vật: Thịt động vật nấu ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất heterocyclic amines, hoặc khi nướng trên lửa sẽ sinh ra polycyclic aromatic hydrocarbons, là những chất gây ra ung thư. Dầu thực vật, mỡ cá và các sản phẩm từ sữa như bơ, phô-mai không có nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt.
- Các thực phẩm giàu năng lượng dễ gây ra ung thư tuyến tiền liệt. Một số nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa ung thư tuyến tiền liệt và những người có khối lượng cơ thể quá khổ, chỉ số BMI cao (body mass index).
- Hoạt động tình dục nhiều cũng có thể gây ra ung thư tuyến tiền liệt, tuy nhiên vấn đề này còn đang gây nhiều tranh cãi.
- Phì đại tiền liệt tuyến cũng góp phần trong ung thư tuyến tiền liệt.
- Những người thắt ống dẫn tinh sẽ tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt hơn người bình thường sau 20 năm.
- Thiếu sinh tố D.
Dấu hiệu lâm sàng khi mắc ung thư tuyến tiền liệt
Triệu chứng tại chỗ:
- Bí đái gặp 20-25%.
- Đau lưng, đau chân gặp 20-40%.
- Đái máu gặp 10-15%.
- 47% bệnh nhân mắc ung thư tiền liệt tuyến không có triệu chứng.
Triệu chứng toàn thân:
- Sút cân, ăn mất ngon.
- Đau xương hoặc gãy xương bệnh lý.
- Đau phù chi dưới.
- Suy thận nếu ung thư tiền liệt tuyến xâm lấn hai lỗ niệu quản và các hạch sau phúc mạc.
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Chủ yếu là phẫu thuật khi bệnh giai đoạn sớm. Tuy nhiên, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm. Nếu cắt bỏ khối u rộng rãi, tỷ lệ sống còn sau phẫu thuật tới trên 90%.
Xạ trị có 2 phương pháp: Xạ ngoài, đặc biệt là xạ trị gia tốc với ống chuẩn trục đa lá tạo ra được lui bệnh cũng tương tự như phẫu thuật; phương pháp thứ 2 là xạ trị áp sát, dùng các nguồn phóng xạ cắm vào tuyến tiền liệt cũng tạo ra được sự đáp ứng tương tự xạ trị từ xa.
Phương pháp điều trị nội tiết hiện nay cũng được ưa dùng. Đơn giản nhất là cắt tinh hoàn, ít tốn kém, làm giảm được 95% nồng độ testosterol trong máu. Ở phương Tây, việc cắt tinh hoàn khó được chấp nhận. Có những phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc nội tiết thay thế cho cắt tinh hoàn như sử dụng estrogen, sử dụng progesterol, sử dụng các chất kháng androgen và sử dụng các thuốc ngăn chặn sản xuất testosterol.
Một số phương pháp khác: phá hủy tuyến tiền liệt bằng phương pháp đông lạnh qua đường trực tràng ít được ứng dụng ở nước ta, hóa chất bằng những thuốc mới cũng đã được thử nghiệm nhưng hiệu quả chưa rõ rệt.
Các phương pháp điều trị sẽ được quyết định dựa vào các chẩn đoán xác định ung thư, chẩn đoán giai đoạn bệnh được tiến hành trước đó. Hiện nay, 2 phương pháp điều trị chủ yếu và rất hữu hiệu là phẫu thuật và xạ trị. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời chỉ bằng hoặc phẫu thuật hoặc xạ trị. Phương pháp phẫu thuật triệt để là cắt toàn bộ tiền liệt tuyến qua mổ mở hoặc qua nội soi. Biến chứng phẫu thuật có thể gặp là tiểu không kiểm soát và rối loạn cương.
Với giai đoạn sớm kết quả điều trị của phẫu thuật và xạ trị là khá tương đồng. Tuy nhiên xạ trị tỏ ra ưu thế hơn vì tỉ lệ biến chứng thấp hơn. Đặc biệt, xạ trị được xem là chọn lựa ưu tiên cho những bệnh nhân lớn tuổi, thường có những bệnh lý nội khoa kèm theo (tim mạch, hô hấp, đái tháo đường...) gây trở ngại cho việc phẫu thuật. Ở giai đoạn muộn, khi tế bào ung thư đã lan vào các cơ quan lân cận, hạch chậu, hoặc di căn xa, việc điều trị trở nên phức tạp hơn và thường đòi hỏi kết hợp nhiều phương thức điều trị như phẫu thuật, xạ trị, nội tiết tố liệu pháp và đôi khi cả hóa chất.
Để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, các bác sĩ khuyến cáo: Nam giới lớn tuổi, có các yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến tiền liệt (gia đình có người bị ung thư tuyến tiền liệt, bản thân mắc phì đại tiền liệt tuyến, tiền sử tiếp xúc phóng xạ, rối loạn tiểu tiện…) cần đi khám sàng lọc (thử PSA, khám tuyến tiền liệt) để phát hiện sớm nếu mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Đối với các trường hợp đã chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, nếu ở giai đoạn sớm điều trị tốt nhất là phẫu thuật, xạ trị được áp dụng ở một số trường hợp. Điều trị nội tiết khi không còn chỉ định phẫu thuật và cho những trường hợp đã thất bại sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.