Khăn lau bát đĩa trong bếp của bạn có thể chứa một số vi khuẩn khác nhau, một nghiên cứu mới tìm thấy. Nhưng điều đó có nghĩa là chiếc khăn của bạn có thể khiến bạn bị bệnh không?
Mặc dù phát hiện mới nghe có vẻ khiến bạn rùng mình, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên bỏ khăn lau bát đĩa trong bếp. Các chuyên gia cho biết: vi khuẩn tìm thấy trên khăn lau trong nghiên cứu này không liên quan đến các bệnh do thực phẩm gây ra.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập 100 khăn bếp từ các gia đình. Sau đó lấy mẫu từ khăn - đã được sử dụng trong một tháng, mà chưa giặt sạch để nuôi cấy vi khuẩn. Nghiên cứu cho thấy 49% khăn lau bát đĩa dương tính với vi khuẩn và số lượng vi khuẩn cao hơn nếu gia đình đông người hoặc gia đình có trẻ em, so với khăn lau của gia đình chỉ có hai vợ chồng hoặc gia đình không có con nhỏ.
Ngoài ra, khăn được sử dụng cho nhiều mục đích - bao gồm cả lau tay và lau bát đĩa cũng tăng vi khuẩn nhiều hơn khăn dùng cho một mục đích duy nhất, các nhà nghiên cứu nhận thấy. Và khăn ẩm sẽ phát triển nhiều vi khuẩn hơn so với khăn khô - theo nghiên cứu được trình bày hôm 9/6 vừa qua tại Hội nghị về Vi sinh học Mỹ ở Atlanta.
Trong số các mẫu khăn thử nghiệm dương tính với vi khuẩn, khoảng 73% phát triển các loại vi khuẩn có trong ruột người, bao gồm các chủng E. coli và Enterococcus. Khoảng 14% xuất hiện vi khuẩn Staphylococcus aureus, hay tụ cầu khuẩn, một loại vi khuẩn đôi khi được tìm thấy trên da người. Mặc dù vi khuẩn tụ cầu khuẩn thường không gây bệnh ở những người khỏe mạnh, nhưng khi vi khuẩn này xâm nhập vào thức ăn, nó có thể sản sinh độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm - theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Benjamin Chapman, một giáo sư và chuyên gia về an toàn thực phẩm tại Đại học bang Bắc Carolina, cho biết: "Nghiên cứu này cho chúng ta thấy những gì vi khuẩn trong môi trường xung quanh chúng ta. Nhưng nó không làm tôi ngạc nhiên khi tất cả những gì trong môi trường nhà bếp có vi khuẩn trên đó. Chúng tôi thực sự sống trong một thế giới bị chi phối bởi vi sinh vật".
Đối với vi khuẩn được tìm thấy trong nghiên cứu "những gì được liệt kê ở đây ban đầu không làm tăng mối quan tâm với tôi" - Chapman nói - "Nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ thủ phạm phổ biến nào của bệnh do thực phẩm gây ra, chẳng hạn như Salmonella, Campylobacter hoặc các loại E. coli gây bệnh, chẳng hạn như vi khuẩn E. coli O157: H7" - ông lưu ý.
Tuy nhiên, Chapman nói rằng, về mặt lý thuyết, khăn bếp có thể khiến cho sự lây lan của bệnh do thực phẩm gây ra. Điều này có thể xảy ra nếu, ví dụ, ai đó sử dụng khăn lau bếp để lau nước thịt từ quầy và một người khác vô tình sử dụng khăn để lau tay, Chapman nói.
Chapman khuyến cáo thường xuyên rửa và phơi khô khăn lau nhà bếp để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - “Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có cải tiến - Đề xuất cho khoa Sản, Bệnh viện ĐH Phenikaa” là dự án khởi nghiệp của 5 sinh viên trường ĐH Phenikaa.
VTV.vn - Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng đường huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm tại trường học là một trong những nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1 - 8/11), toàn thành phố ghi nhận 566 ca mắc sốt xuất huyết.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa điều trị cấp cứu kịp thời cho 1 trường hợp trẻ 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường mức độ nặng.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công cho một bệnh nhân ngộ độc hóa chất thuốc trừ sâu.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Bé trai 12 tuổi (trú tại Đông Triều, Quảng Ninh) xuất hiện nôn máu tươi lẫn máu cục, đau bụng quanh rốn.
VTV.vn - Một ca cấp cứu khẩn cấp vừa diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), khi các bác sĩ kịp thời cứu sống nam bệnh nhân bị vỡ thận độ IV do tai nạn giao thông.
VTV.vn - Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa phẫu thuật cắt túi mật, lấy ra hơn 170 viên sỏi trong túi mật bệnh nhân nữ.
VTV.vn - Trong 10 tháng đầu năm 2024, Khoa Nội Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) tiếp nhận điều trị gần 120 ca viêm tụy cấp.
VTV.vn - Ngày 9/11, Bệnh viện Chợ Rẫy với sự đồng hành của Medtronic đã tổ chức chương trình Đào tạo Y khoa liên tục tại Đà Lạt nhằm nâng cao kiến thức tim mạch, cơ xương khớp.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) nhập viện do tai nạn giao thông, khi cấp cứu các bác sĩ phát hiện người bệnh bị đột quỵ não nguy hiểm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị cho một người bệnh bị dị ứng do thuốc nhuộm tóc.