Thống kê cho thấy, chất độc da cam đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm. Từ năm 1975 đến nay, gần 1 triệu người chết vì chất độc hóa học. Với hơn 3 triệu nạn nhân còn lại, việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày rất khó khăn. Hiện, cả nước có hơn 850.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 2; 350.000 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 3 và khoảng 500 nạn nhân thuộc thế hệ thứ 4.
Riêng tại TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2024 đến nay, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TP đã tiếp tục tăng cường vận động nhiều nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. 6 tháng đầu năm, Hội đã vận động hỗ trợ các nạn nhân hơn 7.600 suất quà, tặng 29 xe lăn xe lắc, hỗ trợ 105 nạn nhân khám chữa bệnh trị giá hơn 6 tỷ đồng…
Dù chiến tranh đã lùi xa nhưng vết thương vẫn còn đọng lại. Ảnh: NSNA Trần Thế Phong
Chị Phạm Thị Thu Thủy (sinh sống tại làng Hòa Bình, Bệnh viện Từ Dũ, TP Hồ Chí Minh) cho biết: Sự đồng hành của gia đình, chung tay của xã hội, đã giúp các nạn nhân da cam, người khuyết tật như chị vượt qua nghịch cảnh, tự tin hòa nhập với cộng đồng.
Chị Thủy cũng chia sẻ: Nghe tin TP Hồ Chí Minh có kế hoạch xây dựng một "làng cam", nơi tập hợp, hỗ trợ chăm sóc, dạy học cho các nạn nhân chất độc da cam của thành phố, bản thân chị cảm thấy rất vui. Chị Thủy tin rằng, khi "làng cam" hình thành sẽ hỗ trợ rất nhiều người có hoàn cảnh giống mình có được một cuộc sống ổn định hơn.
Sự chung tay góp sức của xã hội sẽ xoa dịu nỗi đau của các nạn nhân. Ảnh: NSNA Trần Thế Phong
Ở phạm vi cả nước, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, có nhiều chủ trương, chính sách giải quyết hậu quả chất độc da cam. Hàng năm, Nhà nước dành khoản ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng để trợ cấp, chăm sóc sức khỏe, hồi phục chức năng cho nạn nhân, hỗ trợ những vùng đặc biệt khó khăn do bị ảnh hưởng nặng nề của chất độc da cam. Phong trào "Hành động vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam" do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã được các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng, thu hút sự quan tâm của đồng bào trong và ngoài nước, cùng bạn bè quốc tế, góp phần giúp nạn nhân giảm bớt khó khăn, xoa dịu nỗi đau, từng bước ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
Các nạn nhân đã từng bước ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Ảnh: NSNA Trần Thế Phong
Bên cạnh đó, những cảm thông sâu sắc cũng như những hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, bạn bè quốc tế dành cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã và đang là những nghĩa cử cao đẹp và rất đáng trân trọng.
Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong việc cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước bằng các chính sách, chế độ, quy định và hướng dẫn thực hiện ở các cấp chưa đồng bộ. Vai trò của tổ chức Hội các cấp, nhất là cấp cơ sở có nơi chưa được phát huy tốt. Công tác vận động nguồn lực hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam ở một số tỉnh, thành phố kết quả còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế của địa phương...
Hãy cùng chung tay vì một tương lai tươi sáng hơn cho các nạn nhân chất độc da cam. Ảnh: NSNA Trần Thế Phong
Trong khi đó, đến nay vẫn còn hàng trăm nghìn người bị nhiễm chất độc hóa học đã và đang phải chịu đựng nhiều căn bệnh quái ác, thậm chí không thể chữa khỏi, hậu quả truyền sang thế hệ con, cháu, chắt và chưa biết khi nào mới kết thúc.
Nỗi đau da cam vẫn còn đó và 10/8 hàng năm luôn là ngày để nhắc nhở mọi người về một thảm họa đối với môi trường và sức khỏe mà hàng triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng, đồng thời kêu gọi cộng đồng xã hội tiếp tục chung tay xoa dịu nỗi đau da cam. Mong rằng thời gian tới, những nghĩa cử cao đẹp vì nạn nhân chất độc da cam sẽ ngày càng được phát huy và lan tỏa sâu rộng hơn nữa với tinh thần: "Xin đừng quên họ - Dù bạn có là ai!"
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.