
Nhân dịp kỷ niệm ngày Điều dưỡng Quốc tế 12/5 và Tuần lễ Điều dưỡng Quốc tế từ ngày 7/5-13/5 do Hội Điều dưỡng Việt Nam phát động, ông Phạm Đức Mục - Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam đã có những chia sẻ về thực trạng nghề điều dưỡng ở nước ta.
Theo ông Mục, tại Việt Nam, điều dưỡng chiếm 70% nhân lực bệnh viện và hoạt động chăm sóc điều dưỡng cũng chính là chăm sóc người bệnh.
So với các nước khu vực ASEAN, các bệnh viện của nước ta thiếu điều dưỡng nghiêm trọng, thêm vào đó điều dưỡng viên phải làm công việc hành chính giấy tờ quá nhiều, không đủ thời gian chăm sóc người bệnh. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy thiếu điều dưỡng người bệnh thiệt thòi do tăng nhiễm khuẩn bệnh viện, tăng sai sót chuyên môn và tang tỷ lệ tử vong. Để đạt được tỷ lệ điều dưỡng theo đầu dân tương đương với Thái Lan phải tăng số điều dưỡng viên lên gấp 2 lần, bằng Malaysia phải tăng điều dưỡng gấp 3 lần và bằng tỷ lệ điều dưỡng theo dân số của Nhật Bản phải tăng điều dưỡng lên gấp 12 lần hiện nay.
Trước đây, không chỉ có bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên mà cả hộ lý cũng tham gia trực bệnh viện. Hoạt động chăm sóc người bệnh vẫn cần hộ lý hoặc chăm sóc viên để thực hiện các công việc đơn giản như: thay ga, trải giường, vệ sinh người bệnh, vận chuyển người bệnh, ghi hồ sơ hành chính, lấy mạch nhiệt độ... không nhất thiết phải sử dụng điều dưỡng cao đẳng và đại học. Mô hình nhân lực điều dưỡng các nước vẫn sử dụng 20-30% hộ lý hoặc chăm sóc viên thực hiện các công việc chăm sóc người bệnh cơ bản không mang tính kỹ thuật.
Ông Mục cũng nhấn mạnh: chỉ khi đánh giá được vai trò và vị trí của người điều dưỡng trong bệnh viện, đồng thời tạo ra những cơ chế chính sách phù hợp, lúc đó người bệnh mới thực sự là trung tâm của mọi chăm sóc y tế.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Người bệnh 74 tuổi, đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) trong tình trạng đau tức, sưng nóng, phù nề bàn chân trái, hoại tử khô ngón 4 bàn chân trái.
VTV.vn - Đây là một trường hợp bệnh nhân vừa được Bệnh viện Nhân dân 115 (TP Hồ Chí Minh) chẩn đoán kịp thời giúp hồi phục hoàn toàn.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có thông tin tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố từ ngày 14/3 đến 21/3.
VTV.vn - Theo Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, thừa cân, béo phì đang tăng nhanh ở nước ta, đi cùng với mức tiêu thụ nước giải khát có đường.
VTV.vn - Bộ Y tế cho biết, các ca mắc sởi xuất hiện tại 62/63 tỉnh, thành phố, đặc biệt tập trung tại khu vực phía Nam.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi Hải Dương thời gian gần đây tiếp nhận nhiều trẻ nhỏ mắc cúm và sởi.
VTV.vn - Đây là trường hợp bé gái sinh năm 2021, trú tại Nam Từ Liêm, tiền sử không tiêm vaccine phòng bệnh sởi.
VTV.vn - Dù đã được cảnh báo nhiều lần, nhưng trong thời gian gần đây, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn tiếp nhận những ca bệnh nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản chấn chỉnh hoạt động khám chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Sáng 22/3, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (TCSG) đã tổ chức đợt hiến máu tình nguyện năm 2025
VTV.vn - 28 học sinh, giáo viên, nhân viên trường một trường học ở Bình Dương nhập viện, hiện chưa đủ cơ sở xác định liên quan đến ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp nhận hai trường hợp ngộ độc ma tuý "nước biển". Điểm đáng nói là cả hai trường hợp đều ở độ tuổi 20-25.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) vừa phẫu thuật cắt 2 ruột thừa cho bệnh nhi (13 tuổi), đây là một bất thường bẩm sinh cực kì hiếm gặp với tỷ lệ gặp chỉ 0,004%.
VTV.vn - Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Bệnh có xu hướng diễn biến mạnh vào mùa Đông - Xuân, dễ bùng phát thành dịch.
VTV.vn - Chiều 21/3, Bộ Y tế có thông tin về tình hình dịch bệnh sởi trên cả nước, nhận định xu hướng dịch và các hoạt động phòng chống bệnh sởi.