Ấn Độ ra mắt tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân mới

Đàm Linh (Theo CNN)-Thứ hai, ngày 16/09/2024 13:41 GMT+7

Ấn Độ thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ tàu ngầm tại một địa điểm bí mật ở Vịnh Bengal, ngày 29/8 (Ảnh: Getty Images)

VTV.vn - Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng năng hạt nhân thứ 2 đã chính thức gia nhập hạm đội hải quân Ân Độ.

Thiết lập sự cân bằng trong khu vực

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cho biết tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân INS Arighaat (có nghĩa là: "Kẻ hủy diệt kẻ thù" trong tiếng Phạn) sẽ "giúp thiết lập sự cân bằng chiến lược" trong khu vực. Cán cân đó hiện đang nghiêng về phía Trung Quốc, quốc gia sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới tính theo số lượng, bao gồm 6 tàu ngầm đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Jin đang hoạt động, vượt trội hơn 2 tàu của Ấn Độ là Arighaat và tàu tiền nhiệm cùng lớp INS Arihant, về hỏa lực.

Theo Liên minh ủng hộ phòng thủ tên lửa - một tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy phát triển và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa cho Mỹ và các đồng minh, tàu ngầm Trung Quốc có thể mang theo hàng chục tên lửa đạn đạo có tầm bắn ít nhất 8.000 km, thậm chí có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân.

Ấn Độ ra mắt tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân mới - Ảnh 1.

Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa đất đối không tầm ngắn từ bệ phóng thẳng đứng

Cả hai đều dài khoảng 111,5 m với lượng giãn nước 6.000 tấn. Theo phân tích của cơ quan tình báo nguồn mở Janes, Arighaat và Arihant đều mang tên lửa đạn đạo K-15 Sagarika có thể phóng từ 4 ống phóng thẳng đứng nhưng tầm bắn của tên lửa K-15 mang đầu đạn hạt nhân được cho là chỉ khoảng 750 km, hạn chế các mục tiêu có thể tấn công từ Ấn Độ Dương.

"Tàu lớp INS Arihant hầu như không thể tiếp cận các mục tiêu của Trung Quốc dọc theo biên giới phía Đông Trung - Ấn từ vùng biển ven bờ phía bắc Vịnh Bengal, nơi rất nông đối với tàu ngầm", nhà phân tích Carl Schuster, cựu Giám đốc điều hành tại Trung tâm Tình báo chung - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết.

Đường biên giới trên thực tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc, được gọi là Đường kiểm soát thực tế, từ lâu đã là điểm nóng giữa hai nước. Quân đội hai nước đã đụng độ ở khu vực đó vào năm 2022 và năm 2020 khi các cuộc giao tranh tay đôi giữa hai bên đã khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng tại Aksai Chin.

Ấn Độ đang tăng cường khả năng tấn công tên lửa

Chính phủ Ấn Độ đã giữ im lặng về khả năng tấn công của Arighaat, chỉ nói rằng "những tiến bộ công nghệ được thực hiện trong nước trên tàu ngầm này khiến nó tiên tiến hơn đáng kể so với tàu tiền nhiệm từng được đưa vào hoạt động cách đây 8 năm".

Các nhà phân tích hải quân cho biết Ấn Độ rõ ràng đang trên đà phát triển một lực lượng răn đe hạt nhân dưới nước, mặc dù có thể không lớn bằng Trung Quốc nhưng sẽ có đủ sức mạnh tấn công thứ hai để ngăn chặn bất cứ quốc gia này có hành động thù địch chống lại mình.

"Mặc dù khả năng răn đe hạt nhân trên biển của Ấn Độ vẫn còn khá mong manh nhưng rõ ràng quốc gia này có tham vọng triển khai lực lượng hạt nhân hải quân tinh vi với tàu ngầm tên lửa đạn đạo làm nòng cốt", ông Matt Korda - Phó Giám đốc Dự án thông tin hạt nhân tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ - cho biết.

Phản ứng của Trung Quốc

Trước khi đưa vào hoạt động, tàu ngầm Arighaat đã thu hút sự chú ý ở Trung Quốc khi tờ báo nhà nước Global Times trích dẫn lời các chuyên gia giấu tên nói rằng Ấn Độ không nên "sử dụng nó để phô trương sức mạnh".

Báo cáo của Global Times nhấn mạnh: "Vũ khí hạt nhân nên được sử dụng để bảo vệ hòa bình và ổn định, chứ không phải để phô trương sức mạnh hoặc tống tiền bằng hạt nhân".

Ông Kandlikar Venkatesh, nhà phân tích tại công ty phân tích GlobalData (Ấn Độ), lại cho rằng: "Việc triển khai tàu ngầm lớp Arihant sẽ mang lại cho Ấn Độ một mức độ ngang bằng nào đó với các đối tác Trung Quốc", đồng thời nói thêm rằng New Delhi sẽ có thêm khoản đầu tư vào tàu ngầm trị giá 31,6 tỷ USD trong thập kỷ tới.

Iran phản ứng sau lệnh trừng phạt của phương Tây về việc cung cấp tên lửa cho Nga Iran phản ứng sau lệnh trừng phạt của phương Tây về việc cung cấp tên lửa cho Nga

VTV.vn - Iran tuyên bố sẽ đáp trả mạnh mẽ các lệnh trừng phạt mới do Anh, Pháp và Đức áp đặt liên quan đến cáo buộc Tehran cung cấp tên lửa tầm ngắn cho Nga.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước