Đường ống và đồng hồ đo áp suất tại một trạm bơm khí đốt ở khu định cư Orlovka của Ukraine, ngày 13/1/2009. (Ảnh minh họa: Reuters)
Trao đổi với báo giới, người phát ngôn Gazprom Sergey Kupriyanov cho biết: "Gazprom cung cấp khí đốt của Nga qua trạm Sudzha với số lượng được phía Ukraine xác nhận là 41,9 triệu m3 vào ngày 12/6. Tuy nhiên, việc chuyển khí đốt qua trạm Sokharanovka đã bị từ chối."
Mức cung cấp khí đốt hiện tại không thay đổi trong ngày thứ tư liên tiếp. Sudzha vẫn là trạm duy nhất trung chuyển khí đốt của Nga tới các nước châu Âu qua Ukraine sau khi Kiev từ chối tiếp nhận nhiên liệu tại trạm Sokhranivka vào ngày 11/5.
Cơ quan quản lý Ukraine cho rằng, đóng cửa là kết quả của việc điểm trung chuyển Sokhranivka nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng vũ trang Nga.
Gazprom sau đó cho biết, về mặt kỹ thuật không thể chuyển toàn bộ khối lượng khí đốt qua trạm Sudzha, nhưng tập đoàn này cung cấp khí đốt cho những khách hàng châu Âu theo các nghĩa vụ trong hợp đồng và yêu cầu. Theo hợp đồng của Gazprom, lượng khí đốt vận chuyển sang Ukraine trong năm nay lên tới 40 tỷ m3, tương đương khoảng 109,6 triệu m3/ngày.
(Anhr: The Brussels Times)
Ngày 12/6, Thứ trưởng Booj Ngoại giao Ukraine Dmytro Senik cho biết, nước này đã thiết lập 2 tuyến đường qua Ba Lan và Romania để xuất khẩu ngũ cốc ra thị trường quốc tế. Động thái này nhằm ứng phó cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do thiếu hụt ngũ cốc trên diện rộng và giá cả tăng vọt. Ukraine là nước xuất khẩu lớn thứ tư thế giới và hiện vẫn có khoảng 30 triệu tấn ngũ cốc đang được lưu trữ tại lãnh thổ Ukraine. Hiện nước này vẫn đang tìm cách xuất khẩu số ngũ cốc này qua đường bộ, đường sông và đường sắt.
Ukraine cũng đang đàm phán với các nước Baltic để có thêm một hành lang nữa phục vụ xuất khẩu lương thực.
Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickramasinghe cho biết, nước này có thể buộc phải mua thêm dầu từ Nga trong bối cảnh thiếu nhiên liệu trầm trọng.
Theo ông Ranil Wickramasinghe, nước này đang rất cần nhiên liệu và đang cố gắng mua dầu, than từ các nhà cung cấp truyền thống ở Trung Đông. Trước đó 2 tuần, Sri Lanka đã mua 90.000 tấn dầu thô của Nga để khởi động lại nhà máy lọc dầu duy nhất của mình.
Sri Lanka hiện gánh 51 tỷ USD nợ nước ngoài và đã hoãn lại việc chi trả gần 7 tỷ USD đến hạn trong năm nay. Nợ nần chồng chất đã khiến đất nước không còn tiền để nhập khẩu các hàng hóa thiết yếu, người dân đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm, nhiên liệu, thuốc men.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!