Myanmar rơi vào bế tắc chính trị từ ngày 1/2. (Ảnh: AP)
Động thái trên diễn ra sau khi quân đội Myanmar bắt giữ các lãnh đạo Chính phủ, thủ hiến vùng, bang và nhiều thành viên cấp cao của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) hồi tháng 2 vừa qua, dẫn tới cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Đông Nam Á này.
Theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Nhật Bản đã viện trợ gần 190 tỷ Yen cho Myanmar trong năm tài chính 2019, trở thành nhà tài trợ ODA lớn nhất cho quốc gia này. Chính phủ Myanmar cho biết, có khoảng 450 công ty Nhật Bản, chủ yếu trong lĩnh vực chế tạo, đang hoạt động tại nước này và Nhật Bản là nước đầu tư lớn thứ 5 tại đây.
Biểu tình trên diện rộng ở Myanmar. (Ảnh: AP)
Phát biểu tại một phiên họp Quốc hội Nhật Bản, Ngoại trưởng Motegi cho biết, Nhật Bản là nhà cung cấp hỗ trợ kinh tế lớn nhất cho Myanmar và nước này sẽ không lên kế hoạch cho bất kỳ dự án mới nào. Ông lý giải, việc ngừng hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) sẽ gây sức ép với quân đội Myanmar nhiều hơn so với các biện pháp trừng phạt.
Myanmar rơi vào bế tắc chính trị từ ngày 1/2/2021. Quân đội Myanmar cáo buộc đã có nhiều gian lận xảy ra trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 11/2020, điều mà Ủy ban Bầu cử Liên bang Myanmar đã bác bỏ. Sau khi nắm tạm quyền điều hành đất nước, quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm, đồng thời cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực. Quân đội Myanmar cũng phủ nhận đã tiến hành đảo chính.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!