Tâm chấn của dịch cúm gia cầm chuyển từ châu Á sang châu Âu và châu Phi

Quỳnh Chi (Theo The Guardian)-Thứ sáu, ngày 20/10/2023 07:22 GMT+7

Gia cầm bị chết do cúm gia cầm ở Gambia. (Ảnh: Conservation Without Borders)

VTV.vn - Một nghiên cứu mới cho thấy, tâm chấn của đợt bùng phát cúm gia cầm đã chuyển từ châu Á sang châu Âu và châu Phi.

Trong 25 năm qua, virus cúm gia cầm thường xuất hiện ở châu Á, nhưng những thay đổi lớn về virus và sự lây lan của nó ở những loài chim hoang dã có nghĩa là các đợt bùng phát đang thay đổi. Nghiên cứu cho thấy, trong khi các đợt bùng phát cúm gia cầm vào năm 2016 và 2017 bắt đầu ở Trung Quốc, hai loại virus H5 mới đã xuất hiện vào năm 2020 ở gia cầm châu Phi và vào năm 2022 ở các loài chim hoang dã ở châu Âu.

Các nhà nghiên cứu đã viết trong bài báo đăng trên tạp chí Nature: "Những kết quả này nêu bật sự thay đổi ở "tâm chấn" H5 HPAI (cúm gia cầm độc lực cao) ngoài châu Á".

Đợt bùng phát mới nhất của biến thể H5N1 có khả năng lây nhiễm cao đã gây ra đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất ở châu Âu, trước khi lan rộng ra toàn cầu. Hiện tại, nó đã xuất hiện ở mọi lục địa ngoại trừ châu Đại Dương và Nam Cực, giết chết số lượng kỷ lục các loài gia cầm nuôi và chim hoang dã, thậm chí còn truyền sang động vật có vú. Virus thậm chí cũng có thể lây sang người. Kể từ năm 2003, H5N1 được tìm thấy ở 873 người, khiến 458 người tử vong, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Hầu hết các trường hợp đều liên quan đến việc xử lý gia cầm bị nhiễm bệnh và chưa xác định được khả năng lây truyền từ người sang người.

Tâm chấn của dịch cúm gia cầm chuyển từ châu Á sang châu Âu và châu Phi - Ảnh 1.

(Ảnh: EPA-EFE)

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế do Đại học Hồng Kông dẫn đầu đã phân tích các đợt bùng phát từ năm 2005 đến năm 2022, thu thập dữ liệu về các trường hợp được xác nhận từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp và Tổ chức Thú y Thế giới. Họ cũng nghiên cứu 10.000 bộ DNA virus.

Các nhà nghiên cứu cho biết, bất chấp số lượng các đợt bùng phát, chỉ có 0,2% số ca được giải trình tự, đồng thời kêu gọi các nước tăng cường giám sát để hiểu virus đang biến đổi như thế nào. Họ cho biết, việc giám sát bệnh đặc biệt yếu ở châu Phi. Các tác giả cho rằng sự tồn tại ngày càng tăng của cúm gia cầm ở các loài chim hoang dã đang thúc đẩy sự tiến hóa và lây lan của nhiều chủng cúm mới.

Cúm gia cầm có khả năng lây nhiễm rất cao, các nhà khoa học thông tin, một con chim có thể lây nhiễm cho 100 con khác, virus có trong phân, chất nhầy, máu và nước bọt. Chính quyền Anh cho biết, hơn 99% số ca nhiễm bệnh ở gia cầm ở Anh đều đến từ chim hoang dã.

Tiêu hủy hàng loạt từng là một chính sách hiệu quả để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh ở gia cầm. Tuy nhiên, do cúm gia cầm hiện nay quá phổ biến ở các quần thể chim hoang dã nên điều này tỏ ra kém hiệu quả hơn.

Sự lây lan của cúm gia cầm trong ngành chăn nuôi gia cầm được xác định bởi hoạt động của con người và cách thức buôn bán gia cầm. Ở các loài chim hoang dã, các đường bay di cư là những dấu hiệu chính cho thấy, bệnh sẽ lây lan ở đâu. Các tuyến đường di cư chính dọc theo những đường bay phía Đông Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, có nghĩa là nó có thể lây lan sang các khu vực mới chưa từng xuất hiện cúm gia cầm trước đây.

Gần 10.000 con chim biển tử vong và mắc cúm gia cầm trên khắp Scotland Gần 10.000 con chim biển tử vong và mắc cúm gia cầm trên khắp Scotland Campuchia ghi nhận ca tử vong thứ ba do cúm gia cầm Campuchia ghi nhận ca tử vong thứ ba do cúm gia cầm Hàn Quốc ghi nhận trường hợp mèo nghi nhiễm cúm gia cầm Hàn Quốc ghi nhận trường hợp mèo nghi nhiễm cúm gia cầm

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước