Báo cáo của Liên Hợp Quốc đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí là "kẻ giết người" thầm lặng cướp đi 7 triệu người mỗi năm trên thế giới. Nếu không có các biện pháp kịp thời để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí thì chúng ta sẽ phải trả giá nhiều hơn bằng chính sức khỏe và sinh mạng của mình.
Tuần qua, Báo cáo khoa học của Liên Hợp Quốc đưa ra cho thấy lượng khí thải lên bầu khí quyển của trái đất tiếp tục tăng nhanh. Tuy nhiên, nhóm các nền kinh tế lớn G-20, vốn có trách nhiệm tới 80% lượng khí thải này lại đang thực hiện rất chậm các mục tiêu đã đề ra. Cho dù các mục tiêu cắt giảm vốn đã là thấp.
Trong khi đó lại có nước như Mỹ rút khỏi thoả thuận Paris, làm cho các mục tiêu kiểm soát lượng khí thải giữa các nước phát triển càng trở nên khó khăn. Cho tới nay, cũng mới có 66 quốc gia và khu vực cam kết giảm lượng khí thải về 0 vào năm 2050.
Vì thế theo đánh gía của Liên hợp quốc, thế giới cần nỗ lực gấp 5 lần so với bây giờ thì mới có thể giữ cho trái đất chỉ ấm lên trong ngưỡng 1,5 độ C tới năm 2100. Cho dù, theo TổngThư ký LHQ, Antonio Guterres thì đây đã là ngưỡng nguy hại cho hệ sinh thái mà con người đang sinh sống.
Thực trạng của của tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay tại cả nước trên thế giới? Đâu là giải pháp để con người có thể ứng phó với biến đổi khí hậu? Những câu hỏi này sẽ phần nào được làm rõ trong chương trình Toàn cảnh thế giới ngày 29/9.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!