Dùng tiền mua hồ sơ giả, trục lợi từ chính sách người có công

Quang Linh-Thứ sáu, ngày 06/12/2013 23:12 GMT+7

Hầu hết các địa phương qua rà soát hàng năm đều phát hiện ra các trường hợp sai phạm, gây thất thoát nguồn ngân sách hỗ trợ cho người có công.

Chăm sóc, ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những trường hợp xứng đáng được Nhà nước và nhân dân tôn vinh, chăm sóc thì có không ít đối tượng, kể cả cán bộ cơ sở lợi dụng những quy định của Nhà nước để làm giả, khai man hồ sơ hưởng trợ cấp. Hầu hết các địa phương qua rà soát hàng năm đều phát hiện ra các trường hợp sai phạm, gây thất thoát nguồn ngân sách hỗ trợ cho người có công.

‘ Đóng góp xương máu cho đất nước, những người thương binh cần có sự quan tâm của cộng đồng. (Ảnh: Internet)

Một bộ hồ sơ thương binh thương tật 51% chuyển trợ cấp từ Nam Định vào Thanh Hóa. Hồ sơ đầy đủ văn bản, xác nhận, chữ ký, con dấu của các cơ quan chức năng và 4 năm qua, đối tượng có tên trong hồ sơ được hưởng 66 triệu đồng tiền người có công. Thực chất, đây là một bộ hồ sơ thương binh giả mà chỉ cần có tiền là có thể mua được.

Người làm hồ sơ thương binh giả nói: “Tôi đưa tiền 2 lần, mỗi lần đưa 1 nửa, tổng cộng hết 41 triệu rồi đem nộp lấy chế độ”.

Một kẻ giả danh thương binh giả đã trục lợi gần 66 triệu đồng nhờ bộ hồ sơ giả như trên.

Đã có không ít hồ sơ thương binh giả chuyển chế độ từ Nam Định đi các tỉnh khác. Mọi chi tiết của hồ sơ giả này đều hoàn hảo: mẫu văn bản, loại giấy, màu mực đều chuẩn xác…

Bản thân ông Hoàng Văn Trọng – Phó GĐ sở LĐTBXHNam Định cũng thừa nhận, chữ ký trong hồ sơ này không khác biệt nhiều chữ ông ký.

Ông Hoàng Văn Trọng – Phó giám đốc sở LĐTBXH Nam Định cho biết: “Là địa phương có lao động di cư đông nên hồ sơ giả lấy tên Nam Định có liên quan đến 30 tỉnh. Hiện nay, thủ đoạn làm hồ sơ giả quá hiện đại và khó phát hiện”.

Những vụ phát hiện hồ sơ thương binh, bệnh binh, người nhiễm chất độc hóa học rất khó khăn bởi công nghệ in ấn tiên tiến.

Mới đây, Sở LĐTBXH Thanh Hóa đã phát hiện 170 hồ sơ giám định thương tật giả và chuyển sang cơ quan công an. 7 đối tượng đã bị bắt. Điều này cho thấy hành vi làm giả hồ sơ để hưởng chính sách người có công hết sức tinh vi và phức tạp.

Ông Đỗ Văn Mười, Trưởng phòng Người có công – Sở LĐTBXH tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: “Cái khó là thủ đoạn quá phức tạp, lại nhiều cơ quan, giả nhiều, cái này giả là từ địa phương vì chỉ có cơ sở mới biết được ai”.

Có 1 nguyên nhân quan trọng dẫn tới thất thoát trong việc thực hiện chính sách người có công là do chính quyền địa phương hoặc là buông lỏng, hoặc là cố tình sai phạm.

Đến bây giờ, bà Giản Thị Quý cũng không hiểu vì sao mà nhà bà lại nợ xã 6,7 triệu đồng. Lý do là trong hồ sơ của xã có xác nhận là gia đình bà vẫn nhận 4 tháng tiền trợ cấp sau khi chồng bà mất.

Bà Giản Thị Quý – xóm 2 xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An nói: “Tôi không biết gì đâu, cán bộ xã cũng chẳng giải thích gì”.

Mời quý vị xem video chi tiết.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước