Vụ chìm phà Sewol: Giấc mơ dang dở của cô dâu Việt

Dân Việt-Thứ hai, ngày 21/04/2014 11:54 GMT+7

Ngày 16/4, gia đình chị Thanh và anh Kwon Jae Geun cùng hai con lên phà Sewol để chuyển nhà tới Jeju. Tại đây, gia đình chị Thanh sẽ gây dựng một trang trại trồng quýt như chồng chị vẫn mơ ước.

Sau khi được cứu hộ đưa vào đất liền, ngày 20/4, bé gái Kwon Ji Yeon, 5 tuổi, mang dòng máu Việt - Hàn, nạn nhân trong vụ chìm phà ở Hàn Quốc, đã được cô ruột đón về gia đình. Thảm họa chìm tàu Sewol ở Hàn Quốc chỉ trong chớp mắt đã cướp đi gia đình của bé Kwon Ji Yeon, có mẹ người Việt là chị Phan Ngọc Thanh.

Giấc mơ mùa quýt dang dở

Ngày 20/4, thân nhân của chị Phan Ngọc Thanh từ Việt Nam đã bay sang Hàn Quốc và đến hiện trường vụ tai nạn chìm phà Sewol để chờ tin con gái, con rể và cháu trai. Trước đó, gia đình cũng đã ghé thăm cháu gái là bé Kwon đang được cô ruột chăm sóc. Chị Tường Vy, một cảnh sát gốc Việt tại Hàn Quốc sống cách xa hiện trường vụ chìm phà 550km cũng đã xuống đây để tìm hiểu thông tin và tìm biện pháp hỗ trợ bé gái Kwon và gia đình nạn nhân gốc Việt.

Chiều 20/4, chị Tường Vy cho biết, chị đã tiếp cận được với gia đình chị Phan Ngọc Thanh, tuy nhiên cho đến nay, số phận chị Thanh cùng người chồng Hàn Quốc và cậu con trai 6 tuổi vẫn chưa rõ. Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cũng xác nhận, trên tàu Sewol có gia đình Việt - Hàn, cô dâu Việt tên Phan Ngọc Thanh cùng chồng và 2 con trên đường đi đến Jeju để định cư. Hiện nay, cháu út Kwon Ji-yeon đã được cứu, do thời tiết xấu, phía Hàn Quốc vẫn chưa tìm được bố mẹ và anh trai bé Ji Yeon mắc lại trong phà.

‘ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye hỏi thăm bé Kwon Ji Yeon được cô ruột bế

Chị Phan Ngọc Thanh, quê tại Cà Mau, lấy chồng Hàn Quốc và nhập quốc tịch Hàn Quốc ngày 10/7/2013 với tên là Han Yun Ji, sống tại thành phố Seoul có 2 con, con trai Kwon Hyuk Kyu (6 tuổi), con gái Kwon Ji Yeon (5 tuổi). Chị Thanh và người chồng Hàn Quốc là anh Kwon Jae Geun (51 tuổi) đã cùng nhau lao động cật lực trong 5 năm ở Seoul bằng nghề lau chùi cầu thang trong các khu chung cư. Tuy chăm chỉ, nhưng cuộc sống gia đình chị Thanh vẫn rất vất vả. Hai vợ chồng chị bàn nhau đi đến đảo Jeju, nơi vẫn được mệnh danh là thiên đường du lịch để thay đổi cuộc sống.

Đến thời điểm chiều 20.4, đã có thêm 4 thi thể được tìm thấy từ chiếc phà Sewol, nâng tổng số người chết đến thời điểm này lên con số 56, số người còn mất tích là 246 người. Lực lượng cứu hộ Hàn Quốc cũng đã huy động thêm 560 thợ lặn vào tàu để tìm kiếm. Chính phủ vẫn tập trung cứu hộ về đêm, bắn gần 1.000 pháo sáng gắn dù để phục vụ công tác cứu hộ. Ngư thuyền bủa lưới đề phòng xác nạn nhân trôi ra ngoài khu vực kiểm soát.

Hội Phật giáo thực hiện cầu siêu tam thiên bái (3.000 lạy) để cầu siêu cho người mất và cầu may cho những người mất tích. Các tôn giáo khác cũng tổ chức cầu nguyện cho những người bị mất tích…

Tuy nhiên, với sự lo lắng tột cùng, các gia đình chỉ trích chính phủ chậm trễ, lúng túng trong cứu hộ, hệ thống cứu nạn cứu trợ có vấn đề… Gia đình các nạn nhân hiện vẫn đang mất tích đã cử ra 100 người đại diện để đi gặp Tổng thống Park Geun Hye và yêu cầu Tổng thống có hành động thiết thực hơn vì người dân đã mất niềm tim vào chính phủ. Tuy nhiên, cảnh sát đã ngăn họ lại và dẫn đến việc những người này ẩu đả với cảnh sát.

Ngày 16/4, gia đình chị Thanh và anh Kwon Jae Geun cùng hai con lên phà Sewol để chuyển nhà tới Jeju. Tại đây, gia đình chị Thanh sẽ gây dựng một trang trại trồng quýt như chồng chị vẫn mơ ước.

Khi thảm họa chìm phà Sewol ập đến, gia đình chị Thanh chỉ có duy nhất một chiếc áo phao. Chị Thanh đã mặc áo phao cho bé Ji Yeon và đẩy bé ra khỏi phà với lời nhắn nhủ rằng mẹ và anh không có áo phao nên không ra được.

Sau khi bé Ji Yeon được cứu, các nhân viên cứu hộ không thể xác định được nhân thân của bé, nhưng may thay một người thân của bố Kwon Jae Geun đã tìm đến Jindo ngay sau khi tai nạn xảy ra để xác định danh tính cho bé Ji Yeon. Theo lời kể của một nhân chứng tên Kim, ông này đã thấy bé Ji Yeon đứng một mình bơ vơ khóc trong cabin, ông đã ôm chặt bé và chuyển tay thêm 4 người nữa mới cùng nhau thoát chết.

Chờ phép màu trong vô vọng

Chị Tường Vy miêu tả với PV, rất đông gia đình có người thân đang mất tích đã có mặt ở bờ biển gần nơi con phà gặp nạn để chờ tin. Thời tiết ở đây khá lạnh và mọi người đều cầu nguyện và hy vọng những hành khách mất tích đang còn sống.

Tính đến ngày 20/4, bé Ji Yeon đã trở thành nạn nhân nhỏ tuổi nhất được cứu sống trong vụ chìm phà. Đích thân Tổng thống Park Geun Hye đã đến thăm hỏi bé Ji Yeon và bà Park đã rất đau lòng trước tình cảnh tội nghiệp của bé. Cùng ngày, Thủ tướng Hàn Quốc cũng đã đến hiện trường Jindo để đối thoại với các gia đình theo yêu cầu của gia đình.

Đến thời điểm chiều 20/4, đã có thêm 4 thi thể được tìm thấy từ chiếc phà Sewol, nâng tổng số người chết đến thời điểm này lên con số 56, số người còn mất tích là 246 người. Lực lượng cứu hộ Hàn Quốc cũng đã huy động thêm 560 thợ lặn vào tàu để tìm kiếm. Chính phủ vẫn tập trung cứu hộ về đêm, bắn gần 1.000 pháo sáng gắn dù để phục vụ công tác cứu hộ. Ngư thuyền bủa lưới đề phòng xác nạn nhân trôi ra ngoài khu vực kiểm soát.

Hội Phật giáo thực hiện cầu siêu tam thiên bái (3.000 lạy) để cầu siêu cho người mất và cầu may cho những người mất tích. Các tôn giáo khác cũng tổ chức cầu nguyện cho những người bị mất tích…

Tuy nhiên, với sự lo lắng tột cùng, các gia đình chỉ trích chính phủ chậm trễ, lúng túng trong cứu hộ, hệ thống cứu nạn cứu trợ có vấn đề… Gia đình các nạn nhân hiện vẫn đang mất tích đã cử ra 100 người đại diện để đi gặp Tổng thống Park Geun Hye và yêu cầu Tổng thống có hành động thiết thực hơn vì người dân đã mất niềm tim vào chính phủ. Tuy nhiên, cảnh sát đã ngăn họ lại và dẫn đến việc những người này ẩu đả với cảnh sát.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước