Hiệp định CPTPP được kích hoạt: Việt Nam đã sẵn sàng như thế nào?

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 03/11/2018 05:55 GMT+7

VTV.vn - Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được kích hoạt và chưa đầy 60 ngày nữa, Hiệp định này sẽ có hiệu lực.

Ngày 2/11, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Đây được đánh giá là một hiệp định thương mại tự do chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước tới nay.

Quốc hội xem xét đề nghị phê chuẩn Hiệp định CPTPP Quốc hội xem xét đề nghị phê chuẩn Hiệp định CPTPP

VTV.vn - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn kiện liên quan trong kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

Dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét và phê chuẩn hiệp định này trong 10 ngày tới. Trước đó đã có 6 trên 11 nước phê chuẩn nên hiệp định đã bắt đầu được kích hoạt và sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 12 tới.

Hiệp định CPTPP có hiệu lực sau gần 2 tháng nữa, được cho là dấu hiệu gửi tới cho thế giới rằng tự do thương mại vẫn đang tiếp tục đơm hoa dù căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và chủ nghĩa bảo hộ đang có vẻ lên ngôi.

Những dòng thuế sẽ giảm về 0 và rất nhiều cam kết về đầu tư, thương mại và thể chế sẽ được thực hiện. Việt Nam đã sẵn sàng như thế nào để hòa vào khối tự do thương mại lớn nhất thế giới này?

Lúc này ở một số ngành hàng, các doanh nghiệp đang hồi hộp chờ CPTPP có hiệu lực. Theo đánh giá, dệt may của Việt Nam là một trong số các ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP. Những cơ hội do hiệp định này mang lại cũng sẽ góp phần giúp xuất khẩu ngành dệt may tăng thêm được khoảng 3 đến 3,5 tỷ USD ngay trong thời gian tới. Ngoài ra, ngành gỗ và da giầy cũng là 2 ngành đang hồi hộp chờ hiệp định đi vào thực thi.

Khách mời của chương trình Vấn đề hôm nay ngày 2/11 là TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế tế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo xã hội Quốc gia. Ông đã nhận định rằng CPTPP về tổng thể có lợi cho Việt Nam, nhưng còn rất nhiều việc cần làm để đưa những lợi ích này trở thành hiện thực.

Hiệp định CPTPP được ký kết ngày 8/3/2018 giữa 11 quốc gia thành viên, gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Sau khi ký kết, Mexico trở thành nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định này. Sau đó lần lượt Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia cũng phê chuẩn CPTPP. Theo quy định, CPTPP sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi được 6 nước phê chuẩn. Như vậy đã có đủ số lượng thành viên tối thiểu cần thiết và CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực vào cuối năm nay.

Khi có hiệu lực, CPTPP sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với thị trường khoảng 500 triệu dân và có tổng giá trị GDP khoảng 10 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 13% GDP toàn cầu.

Hiện Indonesia, Hàn Quốc, Philippines và mới đây nhất là Thái Lan đã cân nhắc khả năng gia nhập CPTPP. Ngoài ra, Anh cũng đã nhiều lần thể hiện ý muốn tham gia hiệp định này sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước