Tầm quan trọng của thỏa thuận Kigali về cắt giảm khí thải HFC

VĐHN-Thứ năm, ngày 20/10/2016 06:59 GMT+7

VTV.vn - Tại hội nghi ở Kigali, Rwanda, 197 quốc gia, trong đó có Việt Nam đã vừa thông qua thỏa thuận Kigali về cắt giảm loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính HFC.

Dù chỉ áp dụng với một loại khí thải nhưng thỏa thuận Kigali được đánh giá là mang tác động không thua kém thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đạt được năm ngoái ở Paris, Pháp. Thỏa thuận Kigali có một mục tiêu duy nhất là cắt giảm Hydro Fluoro Carbon (HFC) – chất gây hiệu ứng nhà kính nguy hiểm gấp 10.000 lần so với CO2. HFC là hợp chất bao gồm nguyên tử Hydro, Flo và các nguyên tử Carbon được sử dụng phổ biến trong sản xuất tủ lạnh, bình xịt và máy điều hòa. Đáng lo ngại hơn, LHQ cho biết lượng khí thải HFC đang gia tăng nhanh chóng ở mức 10%/năm do nhu cầu làm mát ngày càng tăng ở các quốc gia đang phát triển có khí hậu nóng.

Khác với thỏa thuận Paris, thỏa thuận Kigali có tính ràng buộc về mặt pháp lý với lộ trình cụ thể. Thỏa thuận này sẽ chia các quốc gia thành 3 nhóm với những thời hạn khác nhau cho việc cắt giảm sử dụng khí HFC. Theo đó, các quốc gia phát triển như Mỹ và nhiều nước châu Âu cam kết giảm lượng khí HFC vào năm 2019. Nhóm thứ 2 bao gồm Trung Quốc và khoảng 100 quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam bắt đầu cắt giảm HFC vào năm 2024. Thời hạn đối với nhóm thứ 3 bao gồm Ấn Độ, Pakistan và một số nước thuộc vịnh Persia là năm 2028. Kèm theo đó là thỏa thuận hỗ trợ của các nước giàu dành cho các nước nghèo, áp dụng các công nghệ mới để giảm phát thải khí HFC.

Theo các nhà khoa học quốc tế, việc cắt giảm triệt để khí HFC sẽ góp phần ngăn nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 0,5 độ C trước thời điểm năm 2100.   

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước