5 phát kiến vĩ đại nhất trong lịch sử World Cup

Thùy Dương-Thứ tư, ngày 18/06/2014 14:44 GMT+7

Bắt đầu tổ chức vào năm 1930 và sau lần 20 tổ chức, giải World Cup 2014 đã và đang thừa hưởng những phát kiến từ lịch sử để trở thành vô địch bóng đá thế giới hoàn hảo nhất từ trước đến nay.

Sau đây là 5 phát kiến có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của các kỳ World Cup:

1. Thẻ đỏ, thẻ vàng (World Cup 1970 tại Mexico).

Trước khi chiếc thẻ vàng và thẻ đỏ ra đời, mỗi khi trọng tài muốn cảnh cáo hoặc phạt nặng bằng cách truất quyền thi đấu của một cầu thủ nào có mặt trên sân, trọng tài phải gọi anh ta đến và nói: “Tôi cảnh cáo anh vì lỗi …!”, rồi sau đó báo cho đội trưởng của anh ta biết.

Tuy nhiên những trường hợp bất đồng ngôn ngữ cùng sự “cáo già” vờ như không có lỗi khiến cho việc phạt các tình huống phạm lỗi trở nên khó khăn. Đỉnh điểm cho việc thiếu hụt trên là tại vòng tứ kết World Cup 1966, Antonio Rattin, đội trưởng Argentina đã từ chối rời khỏi sân dù trọng tài đã ra lệnh.

‘ Trọng tài Graham Poll mắc bê bối khi phạt 3 thẻ vàng cho Simunic

Tại World Cup 1970 tại Mexico, hình phạt thẻ vàng và thẻ đỏ đã chính thức ra đời dưới ý tưởng đến từ hệ thống đèn giao thông của trọng tài người Anh, Ken Aston.

Sự tiện ích của thẻ vàng và thẻ đỏ đã giúp hai hình phạt trên được duy trì cho đến ngày nay. Theo thống kê đã tổng cộng 6 chiếc thẻ đỏ được rút ra tại các trận chung kết World Cup từ năm 1970 đến nay: Pedro Monzon, Gustavo Dezotti (Argentina & Tây Đức, 1990), Marcel Desailly (Pháp & Brazil, 1998), Zinedine Zidane (Pháp & Italy, 2006), John Heitinga (Hà Lan & Tây Ban Nha, 2010).

2. Luật thay người (World Cup 1970 tại Mexico).

Cũng tại World Cup 1970 tại Mexico, luật cho phép các cầu thủ dự bị thay thế cho các cầu thủ đá chính mới bắt đầu được áp dụng lần đầu tiên.

Trước đó vào năm 1965, cầu thủ Keith Peacock của CLB Charlton là cầu thủ đầu tiên trong lịch sử bóng đá thế giới. Sau 5 năm, luật thay người mới được chính thức áp dụng. Tiền đạo Anatoliy Puzach của nước Xô Viết cũ là cầu thủ đầu tiên được vinh dự vào sân từ băng ghế dự bị của một kỳ World Cup.

3. Luật bàn thắng vàng (World Cup 1998 - World Cup 2002)

Bàn thắng vàng là bàn thắng trong bóng đá được dùng để quyết định trận đấu trong hiệp phụ. Khi có bàn thắng vàng thì trận đấu được dừng lại ngay và chiến thắng thuộc về đội có bàn thắng vàng.

Bàn thắng vàng được xem là đạo luật thiếu công bằng và gây tranh cãi nhất trong lịch sử bóng đá thế giới khi gây rất nhiều “cái chết bất ngờ” cho các đội bóng. Ở Anh, ngay cả khi đạo luật này được tiến hành, Liên đoàn bóng đá Anh - FA vẫn giữ nguyên như cũ, không có luật bàn thắng vàng hay bạc, hai đội vẫn đá hết 30 phút hai hiệp phụ.

‘ Laurent Blanc, cầu thủ đầu tiên ghi bàn thắng vàng tại một kỳ World Cup

Luật bàn thắng vàng chỉ được áp dụng tại 2 kỳ World Cup 1998 và World Cup 2002, sau đó chính thức được FIFA bãi bỏ vào năm 2004.

Dù chỉ được áp dụng trong 2 kỳ World Cup song đạo luật bàn thắng vàng cũng đã gây không ít “cái chết bất ngờ” cho các đội tuyển: Paraguay, Thụy Điển, Italy và Senegal.

4. Luật đá luân lưu (World Cup 1978 tại Argentina)

Dù được áp dụng cho các CLB tại các giải vô địch bóng đá châu Âu từ năm 1970 song mãi đến kỳ World Cup 1978 tại Argentina, luật đá luân lưu 11m mới được áp dụng tại một kỳ World Cup. Tại World Cup 1982 tại Tây Ban Nha, Tây Đức là đội tuyển quốc gia đầu tiên giành chiến thắng tại loạt đá luân lưu may rủi khi vượt qua đội Pháp.

‘ Đội tuyển Đức luôn rất mạnh trong các loạt đá luân lưu

Tính từ World Cup 1978 đến nay, đã có 22 lần các đội tuyển quốc gia phải phân bại thắng thua thông qua luật đá luân lưu. Đáng chú ý, đội tuyển Đức đang giữ kỷ lục với 4 lần chiến thắng tại các loạt đá luân lưu may rủi.

Cùng với đó 3 đội tuyển: Bỉ, Paraguay và Hàn Quốc là 3 đội tuyển thực hiện thành công tất cả các quả đá 11 trong loạt luân lưu may rủi. Thụy Sĩ có lẽ là đội đen đủi nhất khi không thực hiện thành công bất cứ một quả đá 11m nào trong loạt luân lưu với Ukraine vào năm 2006 (thua trắng 0 – 3).

5. Luật 3 điểm/ trận thắng (World Cup 1994 tại Mỹ)

3 điểm/trận thắng xem chừng là điều rất hiển nhiên song đây là điều luật mang tính bước ngoặt giúp tạo ra sự công bằng hơn cho các đội bóng.

Trước World Cup 1994, luật 3 điểm/trận thắng đã được áp dụng tại giải vô địch bóng đá Anh từ năm 1981 và chỉ sau những bê bối về điểm số tại World Cup 1990, FIFA mới áp dụng luật 3 điểm tại một kỳ World Cup.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước