VTV.vn - Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phải chuẩn bị những gì cho đồ cúng Tết Đoan Ngọ?
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước như Việt Nam, Đài Loan (Trung Quốc) và Triều Tiên.
Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều. Theo phong tục, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất, trùng với ngày hạ chí.
Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết Giết sâu bọ. Ở Đông Nam Á, thời tiết vào tháng Năm (âm lịch) thường rất nóng. Đây là thời điểm khí hậu nóng, côn trùng và sâu bọ sinh nở nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Vì vậy, vào ngày này, tại nhiều nơi, người dân phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng. Cũng nhiều người tin rằng, khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người cũng sẽ bị tiêu diệt.
Chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Theo truyền thống, mâm cỗ gồm các loại trái cây "đúng mùa" như vải, mận; bánh tro...
Người miền Bắc thường thêm bát cơm rượu nếp cẩm hoặc cơm rượu nếp cái hoa vàng trên mâm cúng.
Đồ cúng tết Đoan Ngọ sẽ có sự khác biệt đôi chút, tùy thuộc vào vùng miền. Nếu như miền Bắc có bánh gio trong mâm cúng thì người miền Nam lại có bánh ú, miền Trung lại không thể thiếu thịt vịt.
Mỗi món ăn, mỗi lễ vật có trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ đều mang những ý nghĩa riêng của từng vùng miền. Tuy nhiên, tất cả đều mang lòng thành kính, hướng tới Tổ tiên.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!