Đập thủy điện Sơn La có gì khác so với đập thủy điện Hòa Bình?

Ban Khoa Giáo, Đài THVN-Chủ nhật, ngày 28/08/2016 12:18 GMT+7

VTV.vn - Thay vì đập đá đổ lõi đất sét như đập thủy điện Hòa Bình, công trình thủy điện Sơn La sử dụng đập bê tông trọng lực trên nền móng đá bazan vững chắc.

Sau khi khai mở kiến thức về nhà máy thủy điện Hòa Bình qua những tập đầu tiên, chương trình Khám phá tiếp tục mang tới khán giả những điều kỳ thú về công trình thủy điện Sơn La.

Thủy điện Sơn La là công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam cả về quy mô và yếu tố công nghệ. Công trình sở hữu con đập bê tông có chiều dài 961 m, cao 138 m cắt ngang sông Đà để tạo nên lòng hồ chứa 9,3 tỷ m3 nước - nguồn năng lượng sạch cho hệ thống phát điện khổng lồ. Được trang bị tới 6 tổ máy với mỗi tổ cho công suất tới 400 MW, công trình thủy điện Sơn La cho sản lượng điện hàng năm đạt hơn 10,2 tỷ kWh. Với công suất này, thủy điện Sơn La trở thành công trình thủy điện có công suất lớn nhất trong nấc thang thủy điện trên tầng thượng lưu sông Đà.

Tuy nhiên, để đạt được công suất lớn như vậy, việc lựa chọn vị trí xây dựng đập là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt. Sớm nhận thấy hiệu quả từ dòng sông Đà, từ những năm 1960, Liên Xô đã giúp Việt Nam lập quy hoạch về thủy lợi, khai thác thủy điện trên hệ thống sông Đà. Theo quy hoạch, phía trên thủy điện Hòa Bình còn 2 bậc thang thủy điện trên sông Đà là khu vực Sơn La và Lai Châu.

Sau khi phân tích và loại trừ các phương án không hợp lý, khu vực Pa Vinh 2 có nhiều ưu điểm về góc độ thuần túy kỹ thuật, đạt được các yêu cầu để đặt con đập như địa tầng tốt, đủ vị trí để bố trí đầy đủ các hạng mục như đập dâng, đập tràn, nhà máy thủy điện, khu vực trạm trộn bê tông và đặc biệt là các công tác dẫn dòng thi công giúp giảm tối đa khối lượng đào, đắp.

Do đặc thù có nền móng không ổn định bởi đáy sông có lớp sỏi cuộn dày tới 60 m, công trình thủy điện Hòa Bình phải chọn phương án đập đá đổ với lõi bằng đất sét có khả năng chịu được sự biến động của nền móng thay vì xây đập bê tông. Tuy nhiên, loại đập này cần lượng đá khai thác ở mỏ để đắp cho đập là rất lớn, chiếm quá nhiều diện tích và cần đào thêm hầm thoát lũ do loại đập này không cho lũ tràn qua đập trong quá trình thi công.

Trong khi đó, đập thủy điện Sơn La có nền móng đá bazan vững chắc, cho phép các kiến trúc sư và chuyên gia xây dựng lựa chọn phương án đập bê tông trọng lực. Sức nặng của bản thân đập bằng bê tông đè lên trên nền đá gốc đủ sức để giữ vững thân đập. Đây cũng chính là bản chất của đập bê tông trọng lực.

Khám phá 2016: Thủy điện Hòa Bình và sứ mệnh của “chàng Sơn Tinh thế kỷ XX” Khám phá 2016: Thủy điện Hòa Bình và sứ mệnh của “chàng Sơn Tinh thế kỷ XX” Khám phá 2016: Khu vực tối quan trọng nhưng ít người biết của thủy điện Hòa Bình Khám phá 2016: Khu vực tối quan trọng nhưng ít người biết của thủy điện Hòa Bình Khám phá 2016: Thủy điện Hòa Bình có lõi đập bằng… đất sét Khám phá 2016: Thủy điện Hòa Bình có lõi đập bằng… đất sét

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước