Nằm trên đường xích đạo, ở giữa
Hawaii và Úc, nhưng Marshall không phải là một hòn đảo có công nghiệp du lịch phát triển. Thế nhưng, bất cứ 1 trong 5.000 du khách tới đây cũng đều bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của quốc đảo này.
Lịch sử 2.000 năm của hòn đảo cùng các giá trị truyền thống như âm nhạc, diễu hành, những trang phục thổ dân, đồ thủ công mỹ nghệ cho thấy một nền văn hóa hoàn toàn khác biệt, rất ấn tượng. Làng nghề truyền thống này tuy không đón khách trực tiếp nhưng lại có một lực lượng khách hâm mộ đặt hàng thường xuyên từ Mỹ và Nhật Bản. Những người dân còn làm những thảm dệt tinh xảo từ lá dứa dại với màu tạo ra từ hoa dâm bụt.
‘ Rạn san hô ở quần đảo Marshall. (Ảnh: Travel to a new country)
Chị Susan Jieta - Thợ dệt chia sẻ: “Marshall còn ít được biết đến. Chúng tôi vẫn giữ cách sống từ ngày xưa và tự hào khi vẫn giữ được nghề truyền thống này. Tôi muốn nghề này không bị biến mất”.
Nửa còn lại của hòn đảo lại rất khéo léo và am hiểu về nước. Những thủy thủ luôn biết cách đề tồn tại với chiếc xuồng của họ. Những chiếc thuyền tốc độ cao đang là một phần trong chiến lược thu hút khách du lịch tại Marshall. Thông qua một chương trình đào tạo đặc biệt từ Chính phủ, những thanh niên được học cách chia sẻ kinh nghiệm của họ với khách du lịch. Bình quân thu nhập của Marshall chỉ vỏn vẹn 9 USD. Vì thế, họ đang tìm cách nâng con số này lên.
Ông Alson Kelen - Giám đốc điều hành cano tại Marshall cho biết: “Những chiếc xuồng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế tại đây mà còn là văn hóa của Marshall được duy trì qua rất nhiều thế kỷ. Phụ nữ cần phải giữ nghề dệt, còn thanh niên phải học cách sống trên những chiếc xuồng”.
Marshall đang nỗ lực với chiến lược thu hút khách du lịch bằng truyền thống. Họ hi vọng du khách sẽ ấn tượng với cách thức này. Nếu có một lần đến với Marshall, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội mua thảm dệt với giá chỉ từ 5 USD và đi xuồng trên biển cũng với mức giá đó, đổi lại, bạn sẽ được tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Mời các bạn tìm hiểu thêm về quần đảo Marshall qua video sau đây: