Đổ tiền làm nhạc: Cuộc chiến quảng cáo mới trên thị trường thương mại điện tử

Trường Chinh (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ tư, ngày 05/06/2019 10:41 GMT+7

VTV.vn - "Không có tiền thì làm nhạc làm sao?"... lời rap trong bài hát đang được yêu thích đã phản ánh nhu cầu bắt tay giữa giới nghệ sĩ và các thương hiệu hiện nay.

Năm 2018 Lazada Việt Nam lỗ hơn 2.100 tỷ đồng, Shopee cũng không chịu thua khi lỗ hơn 1.900 tỷ đồng, Tiki lỗ hơn 750 tỷ đồng. Báo cáo tài chính mới nhất từ các doanh nghiệp thương mại điện tử đầu ngành Việt Nam tiếp tục cho thấy các con số gia tăng nhanh chóng lên gấp 2, 3 lần so với năm trước đó. Điều này lại tỷ lệ thuận với số lượng, quy mô các chiến dịch quảng cáo, chạy đua nhận diện thương hiệu. Việc đổ tiền giúp giới nghệ sĩ làm nhạc đang hứa hẹn sẽ trở thành "trận địa" mới trên thị trường thương mại điện tử.

Để sản xuất được một video ca nhạc (MV) có chất lượng khá trở lên, hiện nghệ sĩ Việt cần nguồn chi phí từ 300 triệu đồng cho đến hàng tỷ đồng, một mức đủ gây áp lực để phần đông nghệ sĩ không thể chọn cách làm nhạc độc lập. Mức chi phí có thể là lớn với nghệ sĩ nhưng với doanh nghiệp lại ít tốn kém hơn so với việc sản xuất và phát hành các phim quảng cáo thông thường.

Trong khi đó, theo thống kê từ Google, Việt Nam là 1 trong 5 thị trường lớn nhất thế giới của YouTube. Trung bình 1 người Việt bỏ ra gần 2 tiếng mỗi ngày để xem YouTube, trong đó (MV) là dạng nội dung phổ biến nhất. Trung bình MV thịnh hành trên Youtube của nghệ sĩ Việt có thể đạt vài chục triệu lượt xem, thậm chí, các trường hợp 100 triệu lượt xem cũng đã không còn hiếm.

Đó là những lý do khiến một doanh nghiệp thương mại điện tử vừa công bố kế hoạch đổ tiền vào 100 dự án âm nhạc trong thời gian tới. Đại diện doanh nghiệp cho rằng, đây chỉ là điều kiện đủ.

Giới chuyên gia cho rằng, việc gia tăng nhận diện thương hiệu qua các sản phẩm đặc thù như âm nhạc thực tế sẽ là con dao hai lưỡi. Vì quảng cáo thông qua các sản phẩm đòi hỏi tính sáng tạo, do đó, áp lực về chính sự sáng tạo cũng đặt ra cho các doanh nghiệp thương mại điện tử, chứ không chỉ riêng gì nghệ sĩ.

Cuộc đua đổ tiền giành thị phần trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam chưa có dấu hiệu dừng lại khi theo báo cáo tài chính năm 2018, Lazada và Shopee đều đang lỗ khoảng 2.000 tỷ đồng. Trong khi Tiki cũng lỗ hơn 700 tỷ đồng. Giới chuyên gia nhận định, đã đến lúc doanh nghiệp đầu tư cho các hình thức quảng cáo sâu và chi tiết hơn như là thông qua video ca nhạc chứ không đơn thuần là thuê người nổi tiếng về làm gương mặt đại diện như những năm gần đây.

Nở rộ sàn thương mại điện tử bất động sản Nở rộ sàn thương mại điện tử bất động sản Cuộc đua phí giữa các nhà bán hàng thương mại điện tử bắt đầu gay cấn Cuộc đua phí giữa các nhà bán hàng thương mại điện tử bắt đầu gay cấn Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Việt Nam Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Việt Nam

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước