Linh hoạt trong kiểm soát lạm phát

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 29/07/2021 20:28 GMT+7

VTV.vn - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 7 tháng đầu năm tăng 1,64% - mức thấp nhất 5 năm gần đây. Mức tăng này sẽ tạo dư địa cho Việt Nam có thể kiểm soát lạm phát cả năm nay.

Tuy nhiên với đà tăng giá của các nguyên liệu đầu vào tác động lên chỉ số giá tiêu dùng, CPI sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới đây. Ngay lúc này, những giải pháp linh hoạt được đưa ra để kiểm soát tốt giá cả, tạo ổn định kinh tế vĩ mô và là đòn bẩy cho sản xuất, kinh doanh.

Chỉ số giá tiêu dùng đến 7 tháng đầu năm vẫn thấp nhất từ trước tới nay, ngược lại với tình hình thế giới do rổ hàng hóa ở Việt Nam có tỷ lệ lương thực, thực phẩm, đồ uống rất cao.

Trong thời gian này, Việt Nam chịu hai đợt dịch COVID-19 nên áp lực tăng giá với mặt hàng thực phẩm thấp, dẫn tới lạm phát cũng thấp.

"Hiện nay, lưu lượng hàng hóa tiêu thụ bị giảm. Giá cả cơ bản ổn định, không tăng đột biến so với ngày thường", ông Hoàng Đình Thanh, Quản lý chợ Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội, cho hay.

Linh hoạt trong kiểm soát lạm phát - Ảnh 1.

Thời gian này, Việt Nam chịu hai đợt dịch COVID-19 nên áp lực tăng giá với mặt hàng thực phẩm thấp, dẫn tới lạm phát cũng thấp. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Tuy nhiên, trong bối cảnh giá cả hàng hóa trên thế giới có dấu hiệu tăng khá mạnh khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi, ở trong nước, giá nhiều mặt hàng, nguyên nhiên liệu đầu vào đã tăng mạnh với mức tăng 4,79% - mức cao nhất từ năm 2013 đến nay, cũng ít nhiều tác động đến lạm phát tại Việt Nam.

"Hiện nay, giá dầu Brent rơi vào khoảng 62 USD/thùng, tức tăng khoảng 24% so với tháng 12/2020 và tăng trên 57% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng xăng dầu để phục vụ cho nhu cầu trong nước nên khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ tác động đến sản xuất cũng như tiêu dùng trong nước, kéo theo giá của một số mặt hàng khác cũng tăng lên", bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá ,Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận định.

Nếu dịch bệnh được xử lý trong quý III và có sự mở cửa nội địa trong quý IV thì giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm sẽ tăng trở lại vào quý III và lạm phát sẽ tăng vào quý IV. Đồng thời, chính sách tiền tệ đang có xu hướng nới lỏng. Do vậy, thời điểm cuối năm Việt Nam phải cẩn trọng với lạm phát tiền tệ, lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát ngoại nhập và cả lạm phát cầu kéo. Chính vì vậy, thời điểm này, việc điều hành linh hoạt là rất cần thiết để giảm áp lực này.

Lạm phát mục tiêu năm nay là khoảng 4%. Tuy nhiên việc kiểm soát lạm phát không chỉ hướng thuần túy đến vấn đề thực hiện chỉ tiêu được giao, mà cần phải được đặt ra trong đa mục tiêu về thúc đẩy tăng trưởng, ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô, hỗ trợ chống dịch và là đòn bẩy cho sản xuất, kinh doanh cũng như ổn định tâm lý người tiêu dùng.

Lạm phát trong tầm kiểm soát Lạm phát trong tầm kiểm soát

VTV.vn - Theo các chuyên gia và cơ quan quản lý, trong năm nay lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước