Nguy cơ từ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran

Anh Phương (PV Đài THVN thường trú tại Trung Đông)-Thứ ba, ngày 07/08/2018 09:54 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn - Việc Mỹ tái áp đặt các biện pháp cấm vận lên Iran được dự báo sẽ gây ra những xáo động không nhỏ tới nền kinh tế khu vực Trung Đông và thế giới.

Bắt đầu từ 11h ngày 7/8 theo giờ Việt Nam, lệnh tái áp đặt các biện pháp cấm vận nhằm vào Iran của Tổng thống Trump sẽ chính thức có hiệu lực.

Theo lộ trình cấm vận của Mỹ, việc tái áp đặt các biện pháp cấm vận nhằm vào Iran sẽ được chia làm 2 giai đoạn.

Iran hiện là quốc gia xuất khẩu dầu lớn của thế giới, chứa đựng nhiều lợi ích kinh tế. Nếu như đến ngày 4/11 tới, các giao dịch trong lĩnh vực dầu và khí đốt với Iran mới chính thức bị cấm thì ngay từ hôm nay (7/8), các công ty làm ăn với Iran trong một loạt lĩnh vực sau đây sẽ có nguy cơ nhận lệnh trừng phạt tức thì của Mỹ.

Theo trang mạng Al Jazeera (Qatar), đó là các giao dịch đối với vàng, kim loại quý, thép, nhôm, than đá, ô tô, máy bay… Một số mặt hàng xa xỉ của Iran như thảm hay trứng cá cũng sẽ bị cấm. Ngoài ra, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào giúp đỡ chính phủ Iran mua bán, tích trữ USD sẽ bị trừng phạt.

Câu hỏi được nhắc đến nhiều hơn cả trong lúc này là lệnh cấm vận chính xác sẽ tác động ở mức độ nào? Bởi khác với các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran hồi trước năm 2016, lần này, Mỹ có vẻ như đang đơn độc với những bước đi cấm vận của mình.

Báo Daily Star (Lebanon) cho biết cũng trong ngày 7/8, châu Âu sẽ kích hoạt "quy chế phong tỏa" nhằm bảo vệ các công ty châu Âu khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Hiện hãng sản xuất xe hơi của Pháp Renault đã tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh tại Iran.

Dĩ nhiên, khó có thể nghĩ rằng lệnh cấm vận của Mỹ sẽ không để lại những tác động khó lường. Lợi ích của nhiều quốc gia hay tập đoàn đều đang gắn chặt với Mỹ. Nhưng quan sát những gì đang diễn ra, các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể sẽ khó phát huy hết hiệu lực của nó.

Nhật Báo Hurriyet (Thổ Nhĩ Kỳ) nêu một ví dụ: Ngay trong thời kỳ Iran bị Mỹ và Liên minh châu Âu cấm vận trước đây, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của nước này là Tupras cũng vẫn nhập dầu từ Iran từ 3-4 container mỗi tháng. Với lệnh cấm vận lần này, có thể chính sách ấy vẫn sẽ không thay đổi. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tuyên bố sẽ không cắt đứt quan hệ thương mại với Iran trước các sức ép của Mỹ.

Việc Iran chịu các lệnh cấm vận của Mỹ đang gây ra một tâm lý bất an từ nhiều nước. Đặc biệt, trong bối cảnh giá dầu thời gian qua liên tục đạt những mức đỉnh mới, đe dọa đà hồi phục của nhiều nền kinh tế.

Giá dầu có thể sẽ càng diễn biến phực tạp hơn trong thời gian tới. Trang mạng Rudaw (thuộc khu tự trị người Kurd, Iraq) cho biết, ngày 6/8, Iran đã tiến hành tập trận trên Vịnh Ba Tư, một động thái diễn ra sau những lời đe dọa sẽ phong tỏa eo biển Hormuz, cửa ngõ ra thế giới của hầu hết dầu và khí đốt tại Trung Đông.

Iran nêu điều kiện đàm phán với Mỹ Iran nêu điều kiện đàm phán với Mỹ Châu Âu áp dụng áp dụng quy chế mới bảo vệ DN làm ăn với Iran Châu Âu áp dụng áp dụng quy chế mới bảo vệ DN làm ăn với Iran Mỹ tái cấm vận Iran có thể đẩy giá dầu vượt mốc 90 USD/thùng Mỹ tái cấm vận Iran có thể đẩy giá dầu vượt mốc 90 USD/thùng

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước