Thông tin từ phía người nhà bệnh nhi, ở nhà, trẻ xuất hiện triệu chứng kém ăn, nôn nhiều nên gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum thăm khám.
Qua thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhi bị u nang ống mật chủ. Sau khi được điều trị nội khoa để ổn định chống nhiễm trùng, các bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật cắt nang ống mật chủ - túi mật và nối ống gan chung với hỗng tràng.
Sau 2 tiếng phẫu thuật, bệnh nhi đã được chuyển về Khoa Ngoại tổng hợp theo dõi và điều trị. Hiện tại, bệnh nhi hồi phục tốt và sẽ được xuất viện trong thời gian tới.
Theo bác sĩ Trần Văn Hiền, Phó Khoa Ngoại tổng hợp, u nang ống mật chủ là 1 bệnh hiếm gặp, việc cắt bỏ nang ống mật chủ tương đối phức tạp và yêu cầu phải được thực hiện tỉ mỉ, chính xác vì vị trí ống mật chủ nằm cuống gan kèm động mạch gan và tĩnh mạch cửa. Nang ống mật chủ viêm dính nhiều với các tạng xung quanh, dính động mạch gan, tĩnh mạch cửa. Nếu không có kinh nghiệm và chuyên môn cao thì dễ gây tổn thương động mạch gan và tĩnh mạch cửa cũng như các tạng xung quanh như tá tràng, tụy, dễ gây tử vong cho bệnh nhi.
Nang ống mật chủ là một bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp của đường mật, được biểu hiện bởi tình trạng giãn thành dạng túi hay dạng nang bẩm sinh của đường mật ngoài gan hoặc đường mật trong gan. Đây là một trong những nguyên nhân gây vàng da ngoại khoa phổ biến.
Nếu bệnh này không được phát hiện và phẫu thuật, sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm, ở trẻ sơ sinh và trẻ em có thể phát triển viêm tụy, viêm đường mật và tổn thương tế bào gan. Ung thư ống mật là biến chứng đáng sợ nhất của u nang ống mật chủ với tỷ lệ 9 - 28%.
Qua trường hợp bệnh nhi này, bác sĩ Trần Văn Hiền khuyến cáo: Khi thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường như đau bụng, đau hạ sườn phải, nôn mửa, vàng da… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị, tránh để các tình trạng đáng tiếc xảy ra.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Bình vừa phẫu thuật cấp cứu thành công trường hợp tắc ruột do bã thức ăn/bệnh nhân có bã thức ăn lớn ở dạ dày sau khi ăn hồng ngâm.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần từ ngày 9 - 15/11, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi.
VTV.vn - Sử dụng nước vo gạo để dưỡng và phòng ngừa rụng tóc đang là xu hướng đang được ưa chuộng trên mạng xã hội. Nhưng liệu nó có hiệu quả như lời đồn?
VTV.vn - Nam bệnh nhân (82 tuổi, Thái Bình) được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khi ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, bị ngừng tuần hoàn ngoại viện được cứu sống nhờ mô hình kết nối cán bộ y tế với người dân.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai tiêm vaccine uốn ván - bạch hầu (Td) trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
VTV.vn - Người đàn ông to khoẻ rơi vào tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khoẻ, chữa bệnh xương khớp.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa phát hiện sớm và điều trị cho bệnh nhi (1 ngày tuổi, trú tại Quỳnh Lưu, Nghệ An) mắc bệnh lý hạ đường huyết dai dẳng ở trẻ sơ sinh.
VTV.vn - Đây là trường hợp tử vong nghi do bệnh dại thứ 7 tính từ đầu năm tới nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
VTV.vn - Trong 2 ngày từ 16 - 17/11/2024, Phòng tiêm Vaccine - Trung tâm Y tế huyện Lục Yên đã tiếp nhận 12 trường hợp phơi nhiễm dại.
VTV.vn - Tại Hải Dương, ghi nhận tại một số bệnh viện, số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tăng do thời tiết chuyển mùa.
VTV.vn - Nam sinh 16 tuổi (Long An) đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An với khối sưng lớn ở vùng cổ bên trái.
VTV.vn - Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại Đồng Nai đang có chiều hướng tăng cao và ghi nhận nhiều trường hợp nặng phải nhập viện điều trị.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận một trường hợp dị vật bỏ quên khá lâu và kẹt lại tại vị trí cực kì hy hữu là ngay giữa hai dây thanh của trẻ.