Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì. Tham dự Hội nghị có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia, đại diện một số tổ chức quốc tế, lãnh đạo các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố.
Đại dịch COVID-19 ghi nhận các ca bệnh đầu tiên cuối tháng 12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc, sau đó nhanh chóng lây lan và bùng phát tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngày 30/1/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế và đánh giá là đại dịch toàn thế giới ngày 11/3/2020. Sau hơn 3 năm xảy ra đại dịch, ngày 5/5/2023, WHO xác nhận COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế; thời điểm này thế giới ghi nhận trên 696 triệu trường hợp mắc tại 231 quốc gia, vùng lãnh thổ, trên 6,9 triệu trường hợp tử vong.
Tại Việt Nam, từ khi ghi nhận trường hợp mắc đầu tiên (23/1/2020), đến nay, cả nước ghi nhận hơn 11,6 triệu trường hợp mắc, 43.206 trường hợp tử vong. Việt Nam trải qua 2 giai đoạn chống dịch với 4 đợt bùng phát dịch. Giai đoạn 1 từ tháng 1/2020 đến hết tháng 9/2021 với chiến lược không ca bệnh và giai đoạn 2 từ tháng 10/2021 đến nay với chiến lược "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19". Dịch COVID-19 hiện nay đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc; số mắc, tử vong giảm sâu; số mắc trung bình tháng giảm 14 lần so với năm 2021 và giảm 82 lần so với năm 2022. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 giảm từ 1,86% năm 2021 xuống 0,11% năm 2022 và hiện còn 0,02% trong năm 2023. Cả nước đã tiêm hơn 266,5 triệu mũi vaccine phòng COVID-19; tỷ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%, tỷ lệ tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt 69,4%, tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 82,1%, tỷ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%, tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 92,5% và 76,7%. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine cao trên thế giới.
Ngày 19/10/2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3896/QĐ-BYT điều chỉnh bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2023; các hoạt động phòng, chống COVID-19 được thực hiện theo quy định đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B. Cùng ngày 19/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2023/QĐ-TTg sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm đối với COVID-19 làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm và hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2023.
Thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19 để lại nhiều bài học kinh nghiệm hết sức quý báu về chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội, nhất là cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung và công tác phòng, chống dịch nói riêng:
Thứ nhất, là sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để huy động nguồn lực trong và ngoài nước, nguồn lực của nhân dân và xã hội với mục tiêu đặt lợi ích, tính mạng và sức khỏe của Nhân dân lên trên hết, trước hết; lấy người dân là trung tâm, là chủ thể.
Thứ hai, là sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cơ quan, giữa các địa phương, đặc biệt sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế, công an, quân đội và các ngành liên quan trong phòng, chống dịch và đảm bảo an sinh, an ninh, an toàn trật tự xã hội.
Thứ ba, là việc chủ động từ sớm, từ xa, từ ngay cơ sở; kiên định, nhất quán với biện pháp chống dịch theo diễn biến từng giai đoạn đồng thời linh hoạt, điều chỉnh phù hợp khi tình hình thay đổi.
Thứ tư, là bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình, làm tốt công tác dự báo, căn cứ dữ liệu khoa học để đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả; sẵn sàng về mọi mặt và có phương án, kịch bản khoa học bảo đảm ứng phó hiệu quả với mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ.
Thứ năm, là tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, phù hợp, sát thực tiễn; xác định trách nhiệm người đứng đầu, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, nhất là cấp cơ sở gắn với đặc thù ngành, lĩnh vực, địa bàn; thực hiện phân cấp, phân quyền; tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các tham nhũng, tiêu cực.
Thứ sáu, là nâng cao năng lực hệ thống y tế, y tế dự phòng, y tế cơ sở đảm bảo đáp ứng yêu cầu khi dịch bùng phát hoặc trong tình huống khẩn cấp về dịch bệnh; luôn chuẩn bị sẵn sàng các phương án với các điều kiện đảm bảo để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ y tế của người dân từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở.
Thứ bảy, là sự minh bạch trong việc cung cấp thông tin, truyền thông sâu rộng, tạo được sự tham gia, hưởng ứng tích cực, đồng thuận của người dân trong công tác phòng, chống dịch.
Thứ tám, là việc thực hiện đồng bộ vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế; đồng thời thực hiện các giải pháp an ninh, an toàn trật tự xã hội trong tình huống dịch bệnh bùng phát.
Thứ chín, chủ động, tích cực tăng cường hợp tác, ngoại giao y tế với các quốc gia, tổ chức quốc tế để chia sẻ thông tin, vận động hỗ trợ các nguồn lực quốc tế, các kinh nghiệm phòng, chống đại dịch và nâng cao uy tín trên trường quốc tế.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.