Chăm sóc dinh dưỡng là vô cùng quan trọng trong dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh sởi. Chế độ dinh dưỡng khoa học và đúng cách sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc các biến chứng hay giảm nhẹ biến chứng khi đã mắc.
Trong quá trình điều trị bệnh sởi, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng sẽ cần được áp dụng chế độ điều trị suy dinh dưỡng.
Ăn 15-20 loại thực phẩm mỗi ngày
Đối với trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ: Cần tiếp tục cho con bú, cho bú nhiều lần hơn kết hợp với ăn bổ sung hợp lý. Thực hiện cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là biện pháp tốt nhất giúp trẻ tăng trưởng, phát triển tối ưu và góp phần phòng bệnh tốt nhất.
‘ Thực phẩm cần đa dạng và giàu dưỡng chất
Cho trẻ ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, trong đó phải bảo đảm đủ 4 nhóm thực phẩm là nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất bột đường, nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng.
Không quá kiêng khem để bù lại các chất dinh dưỡng mất đi, đặc biệt là năng lượng và protein do quá trình nhiễm trùng và tiến triển bệnh. Nên ăn 15-20 loại thực phẩm mỗi ngày.
Cần cho trẻ ăn đủ các thức ăn giàu đạm. Đặc biệt các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá (cá chép, cá quả, cá ba sa, sa ba, cá bông lau, cá hồi, cá trích…), trứng, sữa, hải sản - đây cũng là nguồn cung cấp kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm theo hướng dẫn của y tế bằng đường uống cho trẻ.
Cần cho trẻ ăn tăng rau, quả có màu vàng, đỏ như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu… và các loại rau có lá xanh sẫm như rau muống, rau ngót, rau giền đỏ, cải bó xôi, xúp lơ xanh… vì có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C… giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm nhanh lành các tổn thương, đặc biệt tổn thương ở mắt, chống mù lòa. Các loại quả khác giàu vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng và cung cấp nước cho trẻ như bưởi, táo, lê… cũng rất tốt. Bên cạnh đó trẻ cần được uống bổ sung vitamin A theo phác đồ điều trị.
Khi đang bị bệnh sởi không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri…., hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật. Tuyệt đối tránh, không dùng các thức ăn mà đã bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ.
Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ
Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo, đối với trẻ đã và đang bị bệnh sởi cần đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày với các món ăn hợp khẩu vị, nhưng thức ăn cần được cắt thái hoặc xay nhỏ hơn, chế biến mềm hơn, lỏng hơn so với lúc chưa bị bệnh, thay đổi món ăn và chia làm nhiều bữa nhỏ để giúp cho quá trình ăn nhai tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa hơn.
Hạn chế cách chế biến chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói,… vì các thực phẩm này không có lợi cho người bệnh sởi.
‘ Nên cho trẻ uống nhiều nước
Cần cho trẻ uống đủ nước, nhất là trong giai đoạn trẻ đang sốt, nôn, tiêu chảy. Có thể cho trẻ uống nước quả như nước cam, nước bưởi, nước chanh và các loại nước quả, sinh tố khác. Khi trẻ sốt cao, nôn và tiêu chảy cần cho trẻ uống dung dịch ORESOL để bù nước và điện giải theo hướng dẫn.
Sau khi trẻ đã khỏi bệnh, cần cho trẻ ăn nhiều hơn trong giai đoạn hồi phục ít nhất là 2 tuần để trẻ có thể nhanh chóng trở về tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe bình thường.
Để dự phòng tránh mắc bệnh sởi, mọi trẻ em đều cần được tiêm vắc sởi đầy đủ theo hướng dẫn của chuyên môn đồng thời uống bổ sung vitamin A liều cao 6 tháng một lần đối với trẻ dưới 5 tuổi theo chiến dịch của chương trình vitamin A do Viện Dinh dưỡng tổ chức vào Ngày vi chất dinh dưỡng (ngày 1-2/6 và tháng 12 hàng năm).
Bên cạnh đó cần giữ nhà cửa thông thoáng, tăng cường vệ sinh cá nhân (đặc biệt là vệ sinh mũi, họng), giữ ấm cơ thể, dinh dưỡng hợp lý, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng.
VTV.vn - Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị tổn thương mắt do đèn laser chiếu vào mắt.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ (52 tuổi, trú tại Đại Lộc, Quảng Nam) ở nhà khò khè, khó thở tăng dần, dùng thuốc không rõ loại, tình trạng càng lúc càng nặng nên nhập viện.
VTV.vn - Thời gian gần đây, tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) ghi nhận gia tăng các ca đột quỵ ở độ tuổi còn rất trẻ.
VTV.vn - Những ngày gần đây, số trẻ nhập viện tại Bệnh viện Nhi Hải Dương do cúm A tăng cao, có những trường hợp bị biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp.
VTV.vn - Trước khi nhập viện một tuần, bệnh nhân V.T.T. (54 tuổi, Hải Phòng) xuất hiện một đợt sốt. Bệnh nhân đi khám bệnh và được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết.
VTV.vn - Tự chế mìn để đánh cá, bệnh nhân bị mìn nổ gây đa chấn thương đồng thời mất thị lực một bên mắt.
VTV.vn - Hai vợ chồng ở Hải Dương, nhập viện trong tình trạng sốt cao trên 39 độ C, toàn thân gai rét và có vết thương phù nề, sưng tấy và nhiễm trùng ở bàn tay.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống bé trai 8 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng.
VTV.vn - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị một bệnh nhân bị nhiễm trùng da do dùng dầu nóng bôi vào chân điều trị gãy xương.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec tiếp nhận anh V.V.Đ. (45 tuổi) đến khám sức khỏe định kỳ và bất ngờ phát hiện mắc phổi biệt lập thùy dưới phổi trái.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa tiếp nhận bệnh nhi nam 12 tuổi, vào viện trong tình trạng cổ bàn chân trái sưng nề, tấy đỏ, có nhiều phỏng nước.
VTV.vn - Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vừa xảy ra một vụ nghi ngờ ngộ độc do sử dụng rượu ngâm với cây lạ (lấy trong rừng) sau khi ăn và uống rượu tại thành phố Đông Triều.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản gửi các đơn vị trong ngành Y tế về việc tăng cường giám sát sốt rét trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
VTV.vn - 3 tháng trước, người phụ nữ bị chó cắn nhưng không tiêm phòng bệnh dại. Đầu tháng 1/2025, người phụ nữ này nhập viện và được chẩn đoán mắc bệnh dại.
VTV.vn - Trong lúc đi qua đường sau khi tan học, bé A.T. (9 tuổi) không may xảy ra tai nạn do va chạm với xe gắn máy đang lưu thông trên đường.