Theo thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) từ năm 2010 đến tháng 12/2017 có tổng cộng 22 vụ bạo hành y tế. Một kết quả khảo sát tại các bệnh viện cho thấy 70% đối tượng bị tấn công là bác sĩ, 15% là điều dưỡng viên. Hầu hết các vụ xảy ra trong khu vực bệnh viện khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc người bệnh.
Các vụ bạo hành ngày một gia tăng, nhưng có một thực tế về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong bệnh viện rất khó khăn, khi luôn phải tiếp đón một lượng lớn bệnh nhân và người nhà mỗi ngày.
Các vụ bạo hành thường xảy ra ở khu vực cấp cứu, với đặc thù gần ngay cổng vào và gần đường cho nên nhiều đối tượng lợi dụng để tràn vào trong lúc các bác sĩ đang cấp cứu bệnh nhân.
Một đối tượng đuổi theo đánh nhân viên lái xe cứu thương của Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ)
Chia sẻ về những vụ bạo hành mà người nhà bệnh nhân gây ra cho nhân viên y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có viết: "Tôi nhớ lại câu chuyện chiếc áo blouse nhuốm đầy máu của một bác sĩ. Cách đây 6 năm, bác sĩ Phạm Đức Giàu của Bệnh viện đa khoa Vũ Thư (Thái Bình) bị người nhà bệnh nhân dùng dao đâm thủng màng tim khiến ông tử vong. Trong căn nhà đơn sơ, gia sản hầu như không có gì, tôi không thể cầm nước mắt khi nhìn lên bàn thờ ông... Ông thiệt mạng tại nơi làm việc, để lại bà mẹ già 87 tuổi, và hai cô con gái đang học trung cấp...
Sau này hung thủ giết bác sĩ Giàu đã bị tuyên án tù chung thân. Những tưởng những bản án nghiêm khắc đối với những kẻ hành hung thầy thuốc sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh trong xã hội. Nhưng thời gian qua, đã liên tiếp xảy ra những vụ nhục mạ, hành hung khác nhằm vào thầy thuốc..."
Vụ hành hung bác sĩ mới nhất vừa xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội)
Tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn, từng bị nhiều đối tượng bên ngoài vào hành hung nhân viên bệnh viện, Khoa Cấp cứu của bệnh viện luôn trang bị một số điện thoại đường dây nóng công an địa phương, lắp thêm các camera giám sát. Mặc dù đã được trang bị bổ sung thêm các biện pháp đảm bảo an toàn là thế, nhưng một thực tế tại bệnh viện, các nhân viên y tế vẫn không giảm nỗi lo bị bạo hành.
Theo BS.CKII Nguyễn Khắc Vui, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Sài Gòn: "Việc xảy ra các vụ bạo hành chẳng những ảnh hướng tới nhân viên y tế tại thời điểm đó, mà các nhân viên y tế làm công tác chăm sóc người bệnh tiếp sau cũng bị ảnh hưởng".
Hiện nay, bảo vệ là lực lượng chính đảm bảo công tác an ninh trật tự tại các bệnh viện. Trung bình mỗi bệnh viện có từ 12-15 nhân viên bảo vệ, chủ yếu kiểm soát các tình trạng trộm cắp, giúp đỡ bệnh nhân mà không được trang bị các công cụ hỗ trợ trong những tình huống bạo lực. Nhiều bệnh viện phải sử dụng dịch vụ bảo vệ thuê, tuy nhiên, khi xảy ra các vụ ẩu đả trong bệnh viện, lực lượng bảo vệ cũng khó khăn trong đảm bảo an ninh.
Anh Hoàng Quốc H., bảo vệ tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn cho biết: "Khi người ta kéo đến bệnh viện thường cầm hung khí, lúc đó, chỉ biết chạy vào chốt cửa phòng cấp cứu, những người khác thì giữ ở phía ngoài, báo với công an địa phương và chờ đợi".
Bảo vệ mỏng, camera chỉ thực hiện vai trò theo dõi, giám sát nạn trộm cắp, móc túi, thế nên, khi xảy ra bạo lực trong bệnh viện các bác sĩ nếu không chạy kịp thì sẽ trở thành những nạn nhân bị hành hung.
Từ thực tế xảy ra các vụ bạo hành nhân bệnh viện, các bác sĩ, nhân viên y tế đã lập ra một fapage Chống bạo hành y tế. Bác sĩ Võ Xuân Sơn, người phụ trách fanpage cho biết: " Khi xảy ra bạo hành y tế, sẽ tạo nên mối quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh càng ngày càng đối kháng nhau trong khi họ là mối quan hệ tương hỗ cho nhau để giải quyết vấn đề chữa bệnh cho người bệnh.Cần phải cải tiến về mặt pháp lý, có một khung pháp lý, bảo đảm cho bác sĩ, nhân viên y tế có thể tự bảo vệ được mình".
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Gần đây, nhiều người đến bệnh viện cấp cứu do bị suy kiệt thể trạng, phù phổi dẫn đến hôn mê. Nguyên nhân là do nhiều ngày nhịn ăn và chỉ uống nước kiềm.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu và điều trị thành công cho một bệnh nhân nữ 75 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, 10 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 3 trường hợp bệnh nhân sốt rét ngoại lai tại Ea Kar và M’Đrắk.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận và lấy dị vật xiên que (dài khoảng 8cm) đâm từ mũi đến hốc mắt của một bé gái 5 tuổi.
VTV.vn - Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công "của quý" của nam thanh niên đã chính tay cắt nát trong lúc hoang tưởng ảo giác.
VTV.vn - Ngày 4/11/2024, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa) đã đưa vào sử dụng hệ thống Hệ thống CTScan GE Revolution Apex 1975.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy, hơn một nửa dân số thế giới không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bao gồm: canxi, sắt, vitamin C và E.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
VTV.vn - Bác sĩ Katy Bowman, tác giả cuốn My Perfect Movement Plan, cho rằng ngồi từ 8-10 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn già đi nhanh hơn.
VTV.vn - Người bệnh B.T.V. (nữ, 46 tuổi, xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng bụng dưới, ấn đau tức.
VTV.vn - Đây là cơ sở khiến 80 học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Lào Cai bị ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Trong tuần qua (25-31/10), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 110 trường hợp so với tuần trước.
VTV.vn - Mang thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên để lại rất nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý và kinh tế.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân 53 tuổi bị sốc phản vệ nghiêm trọng ngay tại nhà sau khi sử dụng Thiamazol.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine, Phenolphtalein.