Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào với trẻ nhỏ?

PV, icon
10:47 ngày 14/07/2020

VTV.vn - Trước khi có vaccine, bệnh bạch hầu là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em trên toàn thế giới.

Bệnh bạch hầu được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ tử vong vào khoảng 5-17%, có vùng tới 20%.

Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng gây ra bởi các chủng vi khuẩn có tên Corynebacterium diphtheriae tạo ra độc tố. Vi khuẩn bạch hầu lây lan từ người sang người, thường qua các giọt hô hấp, như ho hoặc hắt hơi. Mọi người cũng có thể bị bệnh do chạm vào vết loét hoặc vết loét trên da bị nhiễm trùng. Các triệu chứng của bệnh bạch hầu phụ thuộc vào phần cơ thể bị ảnh hưởng. Có thể nhận biết bệnh qua một số triệu chứng ở mũi trước, hầu họng, amidan và thanh quản như sau:

Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào với trẻ nhỏ? - Ảnh 1.

Người mắc bệnh bạch hầu tại mũi trước có triệu chứng sổ mũi, chảy dịch mũi có mủ nhầy và đôi khi dính máu, màng trắng ở vách ngăn mũi. Bệnh bạch hầu mũi trước thường nhẹ và dễ điều trị bởi độc tố vi khuẩn bạch hầu chưa hoặc ít thâm nhập vào máu.

Khi bị bệnh bạch hầu họng và amidan, bệnh nhân sẽ thấy mệt mỏi, đau họng, chán ăn và sốt nhẹ. Sau 2-3 ngày, vùng hầu họng xuất hiện đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amidan. Nhiều trường hợp lớp giả mạc này lan rộng bao phủ cả hầu họng. Ở thể này, các độc tố vi khuẩn đã ngấm vào máu có thể gây nhiễm độc toàn thân. Các biểu hiện sưng nề vùng dưới hàm và sưng hạch cổ làm biến dạng vùng cổ thường thấy ở một số trường hợp bệnh nhân mắc bạch hầu thể họng và amidan.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân bạch hầu có thể tử vong sau 6-10 ngày mắc bệnh.

Bạch hầu thanh quản tiến triển nhanh và cực kỳ nguy hiểm. Những người bị bạch hầu thanh quản sẽ có biểu hiện sốt, ho ông ổng, khàn tiếng, tìm thấy các giả mạc trắng ngay tại thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu để lâu, bệnh sẽ biến chứng sang suy hô hấp, tắc đường thở và có thể tử vong nhanh chóng.

Bạch hầu ở các vị trí khác có thể gây loét ở da, niêm mạc như ở âm đạo, ống tai hay mắt nhưng rất ít và hiếm gặp.

Bệnh bạch hầu nguy hiểm với trẻ nhỏ như thế nào?

Bệnh có thể lây nhiễm qua chất tiết khi người bệnh hắt hơi, ho. Các vật dụng mà người nhiễm đã sử dụng nếu không rửa sạch hay diệt khuẩn, tiệt trùng rất dễ lây nhiễm cho người khác. Hơn nữa, khi tiếp xúc, chạm vào vết thương hở trên da của người mắc bệnh cũng sẽ khiến bản thân bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Bệnh bạch hầu trở thành mối nguy hại "khủng khiếp" nhất hiện nay bởi tốc độ lây truyền nhanh, tiên lượng xấu và khả năng gây tử vong cao. Thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày sau khi phơi nhiễm. Ban đầu người mắc thường có các triệu chứng phổ biến như đau họng, ho và sốt kèm ớn lạnh, rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường. Khi mắc bệnh, bên trong cổ họng và amidan người bệnh xuất hiện các lớp màng dày màu trắng xám, mọc thành từng mảng lớn, khiến bệnh nhân bị tắc nghẽn đường hô hấp và ho khan.

Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào với trẻ nhỏ? - Ảnh 2.

Nếu không được phát hiện kịp thời bệnh sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, gây ra bệnh tim mãn tính và suy tim. Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận. Bệnh hoàn toàn có thể diễn tiến trầm trọng khiến người bệnh tử vong trong vòng 6-10 ngày.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu đã có vaccine điều trị. Tuy nhiên, ở giai đoạn phát hiện muộn, bệnh đã biến chứng, ngay cả khi dùng thuốc điều trị bệnh vẫn có thể gây tử vong với tỷ lệ 5- 17% (1). Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh bạch hầu là rất cần thiết.

Vi khuẩn bạch hầu có khả năng tồn tại trong thời gian dài từ vài ngày đến vài tuần bên ngoài cơ thể nếu được chất nhầy bao bọc. Tuy nhiên vi khuẩn này có một số yếu điểm có thể giúp chúng ta loại trừ chúng, giúp việc phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Vi khuẩn bạch hầu sẽ chết sau vài giờ dưới ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Dưới ánh sáng khuếch tán, chúng sẽ chỉ sống được vài ngày. Ở môi trường phenol 1% và cồn 60 độ, vi khuẩn bạch hầu chỉ sống được 1 phút. Vi khuẩn này chịu được nhiệt độ 58°C không quá 10 phút.

Do đó, cần có biện pháp phòng tránh vi khuẩn bạch hầu xâm nhập gây bệnh như sau:

-Mở tất cả các cửa để phòng ở được thông thoáng, luôn lau dọn sạch sẽ mọi vị trí trong nhà. Nếu ở điều hòa cần để nhiệt độ phòng từ 27-28 độ C.

-Nếu gia đình có người nhiễm bệnh, cần sát trùng, tẩy uế tất cả các đồ vật có liên quan đến bệnh nhân bằng cresyl, cloramin B. Các đồ dùng cá nhân của người bệnh như bát đũa, dĩa, chăn màn, quần áo của người bệnh... phải được luộc sôi; sách, vở, đồ chơi... phải được phơi nắng.

-Thực hiện ăn chín, uống sôi và lựa chọn thực phẩm tươi; thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tránh sử dụng đồ hộp, đồ ăn nhanh.

-Vệ sinh tai mũi họng thường xuyên bằng Xịt bào tử lợi khuẩn LiveSpo Navax thường xuyên để phòng ngừa và giảm nguy cơ viêm nhiễm tai, mũi, họng; bảo vệ và phục hồi niêm mạc mũi cho trẻ. Việc này giúp phòng tránh vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh cho đường hô hấp.

Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào với trẻ nhỏ? - Ảnh 3.

(1): Sharma, N.C., Efstratiou, A., Mokrousov, I. et al. Diphtheria. Nat Rev Dis Primers 5, 81 (2019). https://doi.org/10.1038/s41572-019-0131-y

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục