Cần hiểu rõ và cách điều trị tốt nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra cho trẻ trong vệ sinh rốn.
Nhiễm trùng rốn khu trú
Nhiễm trùng rốn khu trú: mất ranh giới bình thường giữa da và dây rốn, dây rốn viêm đỏ có mủ, đôi khi có rỉ máu. Nguyên tắc điều trị: điều trị nhiễm trùng. Giúp rốn mau rụng và khô. Kháng sinh điều trị: Oxacillin uống dùng 5 - 7 ngày, hoặc Cephalosporin thế hệ 2 uống (Cefaclor, Cefuroxime).
Chăm sóc rốn: đây là một việc rất quan trọng cần làm mỗi ngày nhằm mục đích: giảm tình trạng nhiễm trùng, rốn mau khô và rụng.
Chăm sóc tại nhà và phòng ngừa: các bà mẹ cần được hướng dẫn cách chăm sóc rửa rốn tại nhà mỗi ngày 1 - 2 lần bằng nước muối sinh lý 0,9% và dặn dò đem trẻ trở lại tái khám nếu rốn còn chảy mủ hay dịch sau 2 ngày hoặc khi tình trạng nhiễm trùng nặng hơn. Phòng ngừa: bảo đảm vô trùng trước và sau khi sinh. Cắt và cột rốn bằng dụng cụ vô trùng. Rửa tay trước khi săn sóc trẻ. Để rốn hở và khô, tránh đắp hoá chất hay vật lạ vào rốn. Để hở, không băng kín là biện pháp làm rốn mau khô và mau rụng.
Nhiễm trùng rốn lan tỏa
Nhiễm trùng rốn nặng: nhiễm trùng lan ra mô liên kết xung quanh, gây viêm đỏ cứng quanh rốn, tạo quầng rốn đường kính lớn hơn 2cm. Trẻ có kèm biểu hiện nhiễm trùng toàn thân (sốt cao, lừ đừ, bỏ bú). Nhiễm trùng lan theo đường máu: thấy ổ mủ ở da. ở chi ở phổi… kèm theo triệu chứng nhiễm trùng huyết (tổn thương đa cơ quan). Soi cấy mủ rốn, mủ áp-xe.
Cấy máu nếu viêm tấy lan tỏa.
Điều trị: săn sóc tại chỗ bằng rửa rốn bằng nước muối sinh lý 0,9% sau đó thoa trên rốn bằng dung dịch Milan 1%, ngày thoa 2 lần sáng - chiều.
Kèm kháng sinh toàn thân: Oxacillin 50 - 100 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chậm (hoặc Nafcillin, Vancomycin) dùng 7 - 10 ngày + Gentamycin 5 mg/kg/ngày. Tiêm bắp dùng 7 ngày. Hay một mình Aminoglycoside hoặc Cephalosporin thế hệ thứ III hoặc theo kháng sinh đồ.
Nếu nghi ngờ vi trùng hiếm khí hay vi trùng hỗn hợp thêm Metrodiazol.
Bệnh uốn ván rốn
Vi khuẩn Clostri diumtetani xâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắt rốn. Vi khuẩn uốn ván có thể sống trong điều kiện hiếm khí. Sau khi vi khuẩn uốn ván vào cơ thể trẻ, thường không làm phát sinh ngay các triệu chứng rõ rệt. Trong thời kỳ ủ bệnh (trung bình 7 ngày, còn sớm hay muộn hơn tùy theo mức độ độc tố mà vi khuẩn tiết ra). Dựa vào khoảng thời gian ủ bệnh có thể tiên lượng được một phần bệnh nặng hay nhẹ. Ở thời kỳ toàn phát, trẻ sốt 38 - 39oC, có khi lên 40 - 410C, quấy khóc, bỏ bú, hàm cứng càng ngày càng rõ, dần dần xuất hiện co giật và co cứng. Mỗi khi lên cơn co giật, mặt trẻ sơ sinh nhăn lại, miệng chúm chím, sùi bọt mép, hai tay nắm chặt; nếu cơn giật nhẹ thì da của trẻ sơ sinh vẫn hồng hào, nhưng nếu co giật mạnh liên tục sẽ kèm theo những cơn ngừng thở vì cơ thanh quản co lại, làm cho trẻ tím tái, chân tay lạnh, nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng.
Điều trị: cần phát hiện sớm khi trẻ mới bắt đầu bỏ bú. Cho trẻ nằm yên tĩnh, tránh mọi kích thích bên ngoài, tránh thăm khám nhiều. Nên đặt trẻ trong lồng kính hoặc giường ấm, tránh tiếng động và ánh sáng. Bảo đảm nhu cầu nước, điện giải, năng lượng bằng truyền tĩnh mạch. Cho ăn sữa mẹ hoặc sữa đặc hiệu qua ống sonde dạ dày. Dự phòng viêm phổi do hít chất nhầy từ hầu họng bằng cách cho ăn ít hoặc không ăn nếu còn đe dọa nôn. Vệ sinh rốn bằng oxy già. Kháng huyết thanh chống uốn ván từ 10.000 - 20.000 đơn vị/ ngày
Kháng sinh đề phòng bội nhiễm, thường dùng nhóm Cephalosporin 40 - 50mg/kg/ngày tùy theo tình trạng nhiễm trùng. Chống co giật bằng các loại thuốc an thần Phenobarbital 15 - 20mg/kg/ngày. Diazepam 0,5 - 10mg/kg/ngày. Tiêm tĩnh mạch khi co giật. Chlorpromazin có thể sử dụng để chống co giật. Thông khí phổi viện trợ nếu có khó thở, tím tái. Trường hợp nặng phải dùng máy thở.
Phòng ngừa: đỡ sinh an toàn, bảo đảm đầy đủ các phương tiện đỡ sinh vô khuẩn. Khi cắt rốn phải sát khuẩn bằng cồn iod 1 - 3%, tuân thủ mọi nguyên tắc vô khuẩn. Hướng dẫn bà mẹ đi khám thai định kỳ tránh sinh rớt. Tiêm vắc-xin phòng uốn ván cho mẹ: tiêm 2 mũi vắc-xin phòng uốn ván trong quá trình mang thai. Kháng thể uốn ván được tạo ra trong cơ thể mẹ truyền sang cho thai có khả năng phòng bệnh cho trẻ trong giai đoạn sơ sinh. Khoảng cách giữa 2 lần tiêm ít nhất 30 ngày.
Bệnh động mạch rốn duy nhất
Bình thường trong dây rốn liên kết giữa mẹ và thai có 3 mạch máu: 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Bất thường ở dây rốn thường gặp nhất là 1 động mạch rốn, chiếm 0,08 - 1,9% trong tổng số thai kỳ. Bất thường cấu trúc khác có thể kèm theo gồm: hệ niệu sinh dục, hệ tim mạch, hệ xương khớp, hệ thần kinh và rối loạn nhiễm sắc thể. Khi có động mạch rốn duy nhất thì cần khảo sát kỹ hình thái thai nhi. Khi trẻ sinh ra. Khoảng 30% những trẻ có 1 động mạch rốn, có bất thường bẩm sinh khác đi kèm. Cần thăm khám cuống rốn trẻ cẩn thận và tìm các dị tật khác đi kèm. Để điều trị thích hợp.
Bệnh u hạt rốn
U hạt rốn là tình trạng chậm biểu bì hóa sau rụng rốn khiến mô hạt phát triển quá mức.
Nguyên nhân: thông thường u hạt rốn xảy ra ở những trẻ chậm rụng rốn, thường quá 6 - 8 ngày sau sinh. Điều này tạo điều kiện u hạt phát triển. Chẩn đoán: Cơ năng: trẻ rụng rốn trễ, u hạt rỉ dịch vàng nhạt vùng rốn, mủ đục hôi nếu có bội nhiễm.
Thực thể: khám thấy u hạt màu đỏ nhạt. U hạt nhỏ được chấm đốt bằng Nitrat bạc 75% (Ag NO3) 2 lần/tuần trong 4 tuần. Thủ thuật cần được nhân viên y tế thực hiện tránh gây bỏng xung quanh chân rốn. Cần bôi vaseline xung quanh rốn trước khi thực hiện thao tác để tránh gây bỏng nếu thuốc có chạm xung quanh. Nếu chấm u hạt bằng nitrat thất bại hoặc u hạt to, có cuống; thì việc điều trị bằng đốt điện.
Tồn tại ống niệu rốn
Bình thường thì ống niệu rốn nối từ xoang niệu sinh dục và rốn sẽ được đóng kín và xơ hóa thành dây chằng rốn - bàng quang từ trong thời kỳ bào thai. Tồn tại ống rốn niệu là sự tồn tại 1 ống nối từ rốn vào bàng quang. Như vậy, nước tiểu có thể trào ngược từ bàng quang vào rốn. Tổn thương nơi nối giữa bàng quang và rốn để cho nước tiểu đổ ra cuống rốn, cuống rốn luôn rỉ dịch liên tục, đôi khi trẻ bị nhiễm trùng tiểu. Bệnh lý này khi được phẩu thuật. Giải phóng tồn tại ống rốn niệu.
Thoát vị rốn
Trẻ được sinh ra với dây rốn gắn ở bụng. Trong vòng 5 - 7 ngày sau khi sinh, cuống rốn teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ. Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự đóng lại khi trẻ lớn lên. Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín.
Cách phát hiện: một khối tròn nổi lên ngay tại vị trí lỗ rốn, có thể nhìn thấy khối lồi này và cảm nhận nó khi ấn thật nhẹ nhàng lên vùng rốn. Khối thoát vị có thể to lên khi trẻ khóc, ho, ưỡn người để đi ngoài hay khi trẻ ngồi dậy.
Khối này có thể nhỏ đi hoặc biến mất khi bé thư giãn. Thoát vị rốn thường không gây đau. Thoát vị rốn ở trẻ nhỏ hiếm khi gây biến chứng.Thoát vị gồm mạc nối hay một phần ruột non. Tự khỏi khi trẻ 1 tuổi, ngay cà khi thoát vị rốn lớm 5cm đường kính cũng tự khỏi khi trẻ 5 - 6 tuổi. Phẫu thuật không nên làm trừ khi còn tồn tại 4 - 5 tuổi, gây ra triệu chứng nghẹt hay trở lên lớn hơn sau 1 tuổi.
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Tính đến hết tháng 11 năm 2024, toàn tỉnh Hải Dương có 15.027 người nghi lao được xét nghiệm đờm soi trực tiếp, phát hiện 1.046 bệnh nhân lao các thể.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.
VTV.vn - Tim, gan, giác mạc và thận được hiến từ người phụ nữ 63 tuổi chết não đã được lấy và ghép cho các người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy.
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.
VTV.vn - Tất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024.
VTV.vn - Nghĩ rằng mật cá trắm có công dụng tốt cho sức khỏe, 2 người đàn ông khi mua cá trắm từ chợ về làm thịt đã lấy mật cá trắm uống.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản cảnh báo người dân không mua bán, sử dụng 2 loại thuốc giả là Clorocid TW3 và Tetracyclin TW3.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, tình hình dịch sởi trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, đến ngày 30/12, toàn tỉnh ghi nhận hơn 7.000 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong.
VTV.vn - Tai nạn xảy ra khi người đàn ông này điều khiển xe cuốc rẫy và va chạm với tổ ong vò vẽ, khiến đàn ong bay vào đốt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.