Vảy nến không chỉ đơn thuần là vấn đề ngoài da mà là bệnh toàn thân khi xuất hiện cùng nhiều bệnh và biến chứng nghiêm trọng, khó điều trị. Đặc biệt, bệnh vảy nến còn trở thành nỗi đau, ám ảnh kinh hoàng về tâm lý, thẩm mỹ của nhiều người. Nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin để nhận biết, điều trị bệnh vảy nến hiệu quả nhất. Triệu chứng vảy nến dai dẳng, khó chịu và dễ nhầm lẫn
Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên - Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cho biết: Vảy nến là bệnh mãn tính, có diễn biến phức tạp, lâu dài và tái phát dai dẳng, gây ảnh hưởng đến chu kỳ sống của các tế bào da. Theo thống kê có tới 125 triệu người (tương đương 3%) dân số thế giới mắc bệnh vảy nến với các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau.
Hệ miễn dịch ở người bệnh vảy nến làm việc quá mức, tiết ra nhiều Protein khiến tế bào da phát triển nhanh chóng. Tế bào da ở người bình thường có chu kỳ phát triển và chết đi ít nhất trong 1 tháng, ở người vảy nến quá trình này chỉ diễn ra trong 3 - 4 ngày. Vì vậy, khi mắc vảy nến, người bệnh thường gặp các triệu chứng sau:
- Dấu hiệu đầu tiên, dễ nhận biết nhất là các tổn thương da, xuất hiện các đám da đỏ, có vảy trắng phủ trên bề mặt, nhiều lớp vảy xếp chồng lên nhau, dễ bong tróc với các dạng khác nhau.
- 50% người bị vảy nến gặp triệu chứng ngứa trên các vị trí bị tổn thương da.
- 30 - 40% trường hợp bị vảy nến móng tay, chân với biểu hiện móng có màu vàng đục, chấm rỗ trên bề mặt, móng dày và dễ mủn.
- Vị trí dấu hiệu vảy nến thường xuất hiện nhiều nhất là khuỷu tay, đầu gối, xương cùng mông, rìa tóc, vảy nến da đầu và lan ra toàn thân nếu không điều trị. Kích thước các vùng da tổn thương phụ thuộc vào mức độ bệnh, từ 1 - 20 cm.
- Khi vùng tổn thương chiếm 10% cơ thể được xem là giai đoạn bệnh nặng, có thể kèm các triệu chứng: vết nứt đau, khô da, chảy máu, ngứa, loét da, sưng cứng khớp.
Dấu hiệu vảy nến thường gặp
Những biểu hiện bệnh vảy nến đôi khi gây nhầm lẫn với các bệnh phong, giang mai, HIV… khiến người xung quanh hoảng sợ, lo lắng vì nghĩ là bệnh lây nhiễm. Đây cũng là lý do mà các bệnh nhân vảy nến sống khép mình, áp lực tâm lý.
Biến chứng bệnh vảy nến nguy hiểm và là nỗi đau của nhiều người
Ngoài những triệu chứng khó chịu và đau đớn, người bệnh vảy nến còn gánh chịu những nỗi đau khủng khiếp về mặt thẩm mỹ và tinh thần. Đa số người bệnh vảy nến đều cho rằng họ bị ám ảnh, áp lực, tự ti và gần như bị cô lập bởi triệu chứng bệnh vảy nến.
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên, có tới 65% bệnh nhân vảy nến bị trầm cảm nhẹ hoặc nặng, gặp các chấn thương về tâm lý. Chất lượng cuộc sống, các hoạt động của người bệnh bị ảnh hưởng. Những tác động tiêu cực về tâm lý, sự kỳ thị của người xung quanh đã đẩy rất nhiều bệnh nhân đến bi kịch trầm cảm, thậm chí là tự tử để giải thoát.
Vảy nến không đơn thuần chỉ là bệnh ngoài da mà thường xuất hiện cùng với các bệnh nghiêm trọng khác như: Suy thận, hư thận, tim mạch huyết áp, rối loạn chuyển hóa, biến chứng tiểu đường… Những bệnh lý này đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
Đó là còn chưa kể đến 42% bệnh nhân vảy nến bị viêm khớp dẫn đến co cứng khớp, đau đớn, hạn chế vấn động, mất sức lao động hoặc nguy cơ tàn phế nếu không được điều trị sớm và hiệu quả.
Chính vì mức độ nguy hiểm và tính toàn cầu của bệnh vảy nến mà thế giới đã dành trọn ngày 29/10 hàng năm là ngày vảy nến thế giới. Mục đích của ngày này là giúp con người hiểu hơn về bệnh, kêu gọi không kỳ thị vì vảy nến không lây, cùng nhau tìm ra giải pháp điều trị hiệu quả.
Điều trị vảy nến cần đi sâu vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh
Thực tế hiện nay trên thế giới chưa tìm ra được phương pháp điều trị bệnh vảy nến triệt để. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể loại bỏ được các triệu chứng trong thời gian dài và ít tái phát. Để làm được điều đó, phương pháp điều trị cần tấn công vào nguyên nhân gây vảy nến.
Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được xác định rõ ràng nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng vảy nến có liên quan đến các yếu tố sau: Di truyền, nhiễm khuẩn, lạm dụng thuốc, hóa chất, căng thẳng… và nhất là liên quan đến hoạt động của tế bào Lympho T.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên cho biết, nhiều trường hợp tự ý áp dụng mẹo trị bệnh vảy nến dẫn đến biến chứng đỏ da toàn thân, nổi mụn mủ, nhiễm khuẩn hoặc viêm dính khớp, suy gan, thận do nhiễm độc thuốc… Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, việc sử dụng corticoid bị cấm chỉ định đối với bệnh vảy nến.
Theo y học cổ truyền, vảy nến được gọi là tùng bì tiễn hay tùng hoa tiễn, là bệnh ngoài da mãn tính hay tái phát. Bệnh có nguyên nhân do huyết nhiệt, phong nhiệt, lâu ngày làm huyết táo không dinh dưỡng được da mà ra. Chính vì vậy, chữa bệnh vảy nến chỉ thành công khi kiểm soát tốt các yếu tố gây bệnh, hết triệu chứng, da trở lại trạng thái bình thường lâu nhất và ít tái phát nhất.
Hiểu rõ được nguyên căn và mức độ nguy hiểm của bệnh vảy nến, các bác sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã tìm ra giải pháp điều trị bệnh vảy nến toàn diện từ thảo dược, theo nguyên tắc Đông y.
Phương pháp điều trị vảy nến từ thảo dược - Trong uống ngoài bôi nhân đôi tác dụng
Sự kết hợp hàng chục thảo dược quý, kế thừa và phát triển các bài thuốc cổ phương bí truyền làm nên phương pháp chữa vảy nến đặc biệt tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh vảy nến này không chỉ dừng lại ở việc loại bỏ triệu chứng từ căn nguyên, ngăn ngừa tái phát mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ mịn màng hơn. Có được hiệu quả vượt trội đó là do phương pháp sở hữu những ưu điểm sau:
Phác đồ điều trị vảy nến toàn diện theo nguyên tắc Đông y
Nếu các phương pháp chữa vảy nến khác chỉ sử dụng thuốc bôi ngoài hoặc thuốc uống thì tại Trung tâm Thuốc dân tộc bạn sẽ được kết hợp bài thuốc "3 trong 1" uống trong, bôi và ngâm rửa bên ngoài. Nhờ sự kết hợp này, bài thuốc đem lại tác động tổng hợp.
Điều trị vảy nến từ thảo dược - giải pháp vàng cho mọi bệnh nhân.
Sự kết hợp hoàn hảo theo công thức chuẩn các loại thảo dược quý chuyên trị bệnh da liễu như: Bồ công anh, kim ngân hoa, ô liên rô, tang bạch bì, ké đầu ngựa, đơn đỏ, thiên mã hồ… đã giúp bài thuốc đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.
Đặc biệt, giải pháp điều trị dự phòng tái phát định kỳ hàng năm giúp người bệnh kéo dài thời gian khỏi bệnh, ngăn ngừa tái phát. Người bệnh sẽ được tư vấn chi tiết và đầy đủ vảy nến nên ăn gì, kiêng ăn gì, hướng dẫn cách chăm sóc da đúng cách để đẩy lùi bệnh vảy nến thành công, loại bỏ triệu chứng trong thời gian dài lâu nhất, ít tái phát nhất.
Chữa vảy nến bằng bài thuốc từ thảo dược an toàn, lành tính
Thấu hiểu được nỗi sợ của người bệnh về mức độ an toàn trong điều trị, các bác sĩ YHCT đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã dày công nghiên cứu, sưu tầm và hoàn thiện bài thuốc Nam điều trị vảy nến theo nguyên tắc Đông y.
100% thảo dược được sử dụng là dược liệu sạch, có nguồn gốc từ các vùng chuyên canh thuốc Nam do Trung tâm quy hoạch và phát triển. Các khâu trồng, hái, sơ chế dược liệu đạt chuẩn quy trình thực hành dược liệu chất lượng GACP - WHO. Bài thuốc chữa vảy nến được bào chế bằng công nghệ hiện đại, được kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng.
Nhờ đó, bài thuốc an toàn với sức khỏe cơ thể, không gây tác dụng phụ. Thực tế điều trị trên 115 bệnh nhân cho thấy: 84% bệnh nhân loại bỏ được các triệu chứng vảy nến, kiểm soát bệnh trong thời gian dài từ 1 - 5 năm không tái phát, 16% tái phát do tính chất công việc, 100% không gặp tác dụng phụ, dùng được cho trẻ em, phụ nữ sau sinh.
Bác sĩ YHCT đầu ngành trực tiếp nghiên cứu và điều trị bệnh vảy nến
Một trong những yếu tố quyết định hiệu quả điều trị là đội ngũ bác sĩ. Phương pháp điều trị bệnh vảy nến tại Trung tâm Thuốc dân tộc là công trình nghiên cứu tâm huyết và bài bản của các bác sĩ YHCT đầu ngành:
Thầy thuốc, bác sĩ Lê Hữu Tuấn - Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện YHCT Trung ương.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện YHCT Trung ương.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyên Trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung ương….
Bài thuốc điều trị vảy nến kế thừa tinh hoa y học dân tộc, sưu tầm, phát triển và hoàn thiện từ các bài thuốc cổ phương bí truyền. Bệnh nhân được các bác sĩ trực tiếp khám, tư vấn và đồng hành trong suốt quá trình điều trị. Yếu tố này đảm bảo hiệu quả và mức độ an toàn của phương pháp điều trị vảy nến tại Trung tâm.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc - Địa chỉ chữa vảy nến số 1 hiện nay
Chữa bệnh vảy nến tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, người bệnh được trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng cao, đăng ký và lựa chọn bác sĩ khám qua hệ thống tư vấn 24/7 nhanh chóng, thuận tiện, không phải chờ đợi.
Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT hàng đầu, sở hữu hơn 100 bài thuốc cổ phương bí truyền, cùng hàng trăm vị thuốc quý. Trung tâm luôn nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng, với sứ mệnh nâng tầm giá trị YHCT, nâng cao chất lượng cuộc sống người Việt.
Phương pháp điều trị bệnh vảy nến tại Trung tâm Thuốc dân tộc.
Những giải thưởng uy tín như: Top 50 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng 2017 và 2018, Cúp vàng vinh danh Sản phẩm uy tín - Dịch vụ hoàn hảo - Nhãn hiệu ưa dùng 2018, Chứng nhận chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng 2017… một lần nữa khẳng định thương hiệu và chất lượng khám, điều trị vảy nến bằng thảo dược của Trung tâm.
Với cơ sở ban đầu tại Hà Nội, Trung tâm đã có thêm chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bằng YHCT của nhân dân cả nước. Quý độc giả đang gặp khó khăn trong điều trị bệnh vảy nến hãy liên hệ với Trung tâm ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ điều trị an toàn, hiệu quả.
Thông tin liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc:
Tại Hà Nội:
Địa chỉ: Số 132 Ô Chợ Dừa, Đống Đa
Hotline: (024) 7109 5599 - 0983 059 582
Giấy phép: 629/SYT-GPHĐ
Tại TP.HCM:
Địa chỉ: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận
Hotline: (028) 7109 5599
Giấy phép: 04606/SYT-GPHĐ
Website: https://thuocdantoc.vn/
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật kịp thời cứu sống bệnh nhi trong tình trạng sốc đa chấn thương sau tai nạn giao thông.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi, đây là ca tử vong đầu tiên của tỉnh từ đầu năm 2024.
VTV.vn - Một ngư dân tàu cá tỉnh Kiên Giang bị tai nạn lao động trên biển vừa được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liều điều trị.