PGS.TS Trần Như Dương cho biết: Đợt dịch lần này cho đến nay, đã ghi nhận gần 400 ca mắc tại 12 tỉnh thành phố, trong đó số ca ghi nhận nhiều nhất tại tỉnh Hải Dương. Có thể nói ngay từ khi dịch bắt đầu xuất hiện, tất cả các địa phương đã rất nỗ lực và trách nhiệm với tinh thần cao nhất. Đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị, các lực lượng chống dịch và huy động sức mạnh của toàn thể nhân dân tham gia chống dịch với những biện pháp quyết liệt, đúng đắn, mau lẹ.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã ngay lập tức huy động một lực lượng rất lớn các đoàn chuyên gia ở tất cả các lĩnh vực chuyên môn, cung cấp trang thiết bị, sinh phẩm, hóa chất để hỗ trợ kịp thời cho các địa phương như Hải Dương, Điện Biên, Gia Lai với số lượng lên đến hàng nghìn người. Với nỗ lực cao nhất của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân cũng như các lực lượng chống dịch tại tất cả các địa phương, có thể nói cho đến hôm nay (6/2), tình hình dịch bệnh trên cả nước đã được kiểm soát tốt.
Các ổ dịch nguy hiểm nhất cơ bản đã được khống chế và được "khóa chặt", không còn khả năng lây lan cho cộng đồng như ổ dịch tại sân bay Vân Đồn, ổ dịch COVID-19 tại công ty Poyun, Chí Linh, Hải Dương. Ngoài ra, các ổ dịch xâm nhập ở các địa phương khác cũng đã được khoanh vùng xử lý triệt để ngay.
"Chống dịch chưa bao giờ là đơn giản, luôn có những tình huống mới nảy sinh phức tạp. Chính vì vậy, tất cả chúng ta đều nhận thức được rằng không được phép lơ là, chủ quan và phải cùng nhau chống dịch với những nỗ lực cao nhất" - PGS.TS Trần Như Dương cho hay.
Theo PGS.TS Trần Như Dương, đợt dịch lần này chúng ta phải đối mặt với kẻ thù vô hình nguy hiểm hơn nhiều, đó là biến chủng kiểu Anh của virus. Biến chủng này có đặc điểm lây lan rất nhanh và mạnh. Thực tế ở Việt Nam cũng thấy đúng như vậy. Bên cạnh đó, số người mang virus không triệu chứng cũng rất cao. Để phát hiện được người nhiễm bệnh tại cộng đồng, đòi hỏi phải truy vết, xét nghiệm thật nhanh trên diện rộng với số lượng lớn.
PGS.TS Trần Như Dương cho biết: Để đáp ứng được yêu cầu xét nghiệm trong tình hình mới, chúng ta phải thay đổi chiến lược gộp mẫu xét nghiệm. Nếu như trước đây, chủ yếu ta làm xét nghiệm mẫu đơn hoặc nhiều lắm là gộp mẫu 5 thì đến "chiến trường" ở Quảng Ninh và Hải Dương, Bộ Y tế đã cho phép làm gộp mẫu từ 10-12 mẫu trong một lần xét nghiệm, để đáp ứng được yêu cầu xét nghiệm mẫu rất lớn.
Gộp theo hộ gia đình hoặc trong một nhóm cùng cơ quan, đơn vị có thể lên tới 16 mẫu. Nhóm mẫu nào xuất hiện dương tính thì lập tức cho cách ly ngay và tiến hành tách ra làm mẫu đơn để phát hiện chính xác được người nhiễm bệnh. Với cách làm này vừa nhanh lại tiết kiệm được rất nhiều sinh phẩm.
Thay đổi thứ hai là trẻ dưới 5 tuổi sẽ được cách ly nghiêm ngặt tại nhà bởi vì trên thực tế, nhiều trẻ em rất nhỏ ở các trường mẫu giáo đã trở thành F1 khi trong trường có ca mắc bệnh.
Việc cách ly trẻ nhỏ tại khu cách ly tập trung rất phức tạp, đòi hỏi cha mẹ phải đi theo chăm sóc rồi chế độ ăn cũng không thể đáp ứng được. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã cho phép nhóm trẻ dưới 5 tuổi được cách ly tại nhà chặt chẽ do chính quyền địa phương chịu trách nhiệm và có điều kiện đi kèm như: chỉ được một người trông, người trông phải có sức khỏe tốt và không có các yếu tố nguy cơ bị bệnh tăng nặng đi kèm.
Trẻ từ 6 tuổi trở lên cũng được áp dụng mô hình phân kỳ cách ly tập trung một cách phù hợp dễ áp dụng hơn mà vẫn đảm bảo an toàn.
Thay đổi thứ ba, là việc giải tỏa lưu thông hàng hóa từ khu vực có dịch, bởi việc lưu thông hàng hóa trong vùng dịch là rất khó khăn, phải thực hiện chỉ đạo của Chính phủ là không được ngăn sông cấm chợ. Vì vậy, Bộ Y tế cũng đã hướng dẫn việc kiểm soát an toàn y tế cho hàng hóa, phương tiện và lái xe tham gia chở hàng. Lái xe được phép ra, vào, nhưng phải áp dụng các biện pháp chống dịch, phòng hộ cá nhân và xét nghiệm định kỳ khi tham gia vận chuyển hàng hóa qua vùng dịch. Điều này sẽ giúp cho hàng hóa được lưu thông dễ dàng hơn, tạo thuận lợi cho lưu thông thương mại, gỡ khó cho nhân dân trong vùng dịch.
Đối với việc thay đổi chiến lược gộp mẫu, PGS.TS Trần Như Dương cho biết: Chiến lược gộp mẫu hoàn toàn có cơ sở khoa học vững chắc và rõ ràng. Có rất nhiều nghiên cứu quốc tế cũng như nhiều nước đã áp dụng chiến lược này.
Tại Việt Nam với sự thận trọng và khoa học, Bộ Y tế đã giao cho Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương triển khai nghiên cứu, phát triển quy trình chuẩn từ rất sớm của việc gộp mẫu.
Kết quả nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã khẳng định: Việc gộp nhiều mẫu trong một lần xét nghiệm là hoàn toàn khả thi, chính xác, tin cậy với độ nhạy và độ đặc hiệu cao tương đương như khi ta làm mẫu đơn. Chính nhờ có những căn cứ khoa học rõ ràng như vậy mà Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn thực hiện trong toàn quốc.
Bên cạnh đó, vấn đề cách ly F1 tại các cơ sở cách ly tập trung thay vì cho F1 cách ly tại nhà cũng được PGS.TS Trần Như Dương lý giải.
Theo PGS.TS Trần Như Dương, F1 là người đã tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh dương tính nên nguy cơ bị mắc bệnh là rất cao và có thể nói F1 chính là nguồn lây tiềm tàng nhất. Nếu để cách ly F1 tại nhà có 2 nguy cơ lớn mà chúng ta phải đối mặt.
Thứ nhất, việc cách ly tại nhà thường rất khó triệt để và khó kiểm soát, chỉ cần người F1 lơ là vi phạm quy định cách ly thì nguồn bệnh sẽ lây lan ra cộng đồng.
Nhưng nguy cơ thứ hai còn nguy hiểm hơn rất nhiều và thuộc phạm vi y đức, đó là khi để F1 tại nhà cùng với các thành viên khác trong gia đình thì nguy cơ F1 sẽ làm lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình là rất lớn.
Các tổng kết của thế giới thấy: Nếu để F1 trở thành F0 ở trong cùng một nhà thì có thể làm lây cho 80% đến 100% thành viên trong gia đình.
Tại nước ta, các gia đình thường có nhiều thế hệ cùng sinh sống: người già có, trẻ con có, phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền… khi bị lây nhiễm sẽ gây bệnh nặng và tử vong cho những người trong cùng gia đình. Nhiều nước áp dụng việc này và đã có những hậu quả lớn. Đây cũng chính là vấn đề y đức cần phải quan tâm và tôn trọng để bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người.
Tết đang đến gần, trong khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, PGS.TS Trần Như Dương khuyến cáo người dân thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế, đó là đeo khẩu trang, khử khuẩn tay, không tụ tập, giữ khoảng cách và khai báo y tế.
Không nên đi đến những vùng đang có dịch. Một số thói quen có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm cũng cần thay đổi như thay vì đi từng nhà gặp gỡ trực tiếp để chúc tết, hãy trở thành công dân thời 4.0 là hãy chúc tết qua mạng, chúc tết qua các ứng dụng Internet, nhắn tin, gọi điện...
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế thành phố trong năm 2024.
VTV.vn - Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn kháng trị nhờ áp dụng kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo).
VTV.vn - Các bác sĩ Khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 12 tuổi, mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bé gái bị viêm màng não.
VTV.vn - Khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải rác ở vùng mông.
VTV.vn - Đó là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng như tinh thần của toàn thể các chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ bệnh viện.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.