
Chọn thuốc nào?
Trước hết, trong các thuốc cần chuẩn bị trong tủ thuốc gia đình, thuốc hạ sốt là thuốc đầu bảng bạn cần phải dự trữ. Có hai lý do: sốt là một phản ứng cấp tính dễ dàng gây ra biến chứng với trẻ em và người già. Vì thế, chúng ta cần khẩn trương hạ sốt ngay khi có nguy cơ sốt sẽ lên quá cao. Lý do nữa đó là thuốc hạ sốt lại tương đối an toàn và dễ dùng, có thể tự dùng tại nhà mà ít khi gây ra những phản ứng đặc biệt nghiêm trọng. Nên bạn rất cần thiết chuẩn bị thuốc này sẵn sàng để dùng khi cần.
Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ lựa chọn loại nào. Trong các tình huống thông thường, khuyên bạn nên chọn paracetamol (còn gọi là acetaminophen). Trên thị trường còn một loại thuốc hạ sốt nữa là aspirin hoặc ibuprofen nhưng loại này khó dùng hơn và có một số đối tượng chống chỉ định. Vì thế, tốt nhất bạn nên chọn paracetamol.
Ưu điểm của loại này: tác dụng nhanh, an toàn, ít có biến chứng, hiệu lực hạ sốt mạnh và dễ sử dụng.
Khi mua thuốc, bạn thường được dược sĩ giới thiệu nhiều loại để bạn lựa chọn cho cùng một loại thuốc paracetamol. Thường có một số loại sau đây:
Loại paracetamol đơn thuần: loại này chỉ có tác dụng hạ sốt và kháng viêm nhẹ, có tác dụng hạ sốt rất mạnh, thích hợp dùng hạ sốt cho trẻ bị sốt do mọc răng, sốt phát ban, sốt virus.
Loại có kết hợp với codein: loại này vừa có tác dụng hạ sốt, vừa có tác dụng chống đau đầu, thích hợp với người lớn bị sốt do bị nhiễm virus, sốt có kèm theo đau đầu, đau mỏi cơ khớp.
Loại có kết hợp với chlorpheniramine: loại này thích hợp với các loại sốt do cúm, do viêm họng, viêm đường hô hấp.
Thuốc hạ sốt dạng viên nén: thích hợp với người lớn và người già, loại dạng gói bột, viên đạn, cao dán thích hợp với trẻ em. Như vậy, tùy thuộc vào gia đình bạn có những thành viên nào mà chúng ta lựa chọn dạng thuốc dùng cho phù hợp.
Nếu nhà bạn chỉ toàn người lớn: bạn nên mua paracetamol đơn thuần và loại kết hợp với codein. Tùy từng trường hợp mà dùng cho thích hợp. Dạng này bào chế với hàm lượng 500mg.
Nếu nhà bạn có trẻ em: bạn nên mua thêm hai loại khác, bao gồm: thuốc dạng gói bột có hương vị cam, chanh, dâu... (hoặc cao dán) và dạng viên đạn. Khi trẻ có thể uống được thì pha gói cho trẻ uống. Ở dạng này thuốc sẽ được hấp thu tốt hơn, đỡ phải dùng liều cao hơn. Còn nếu trẻ sốt li bì, không uống được, hay nôn trớ, bạn có thể dùng cao dán hoặc dùng viên nhét hậu môn.
Lưu ý, thuốc dùng cho trẻ em lúc này dùng theo dạng hàm lượng chi tiết cụ thể. Dạng gói bột được bào chế dưới hai hàm lượng: 80mg và 250mg. Dạng 80mg dùng cho trẻ em có cân nặng từ 5-12kg, tức là từ khi sinh đến khoảng 1 tuổi. Dạng 250mg dùng cho trẻ từ 13-50kg, tức là trẻ từ 2 - 15 tuổi.
Dạng viên đạn được bào chế với 3 hàm lượng: 80mg, 150mg và 300mg. Dạng 80mg dùng cho trẻ từ 4-6kg, tức là trẻ từ 1-5 tháng tuổi. Dạng 150mg dùng cho trẻ có cân nặng từ 7-12kg, tức là từ 6 tháng đến 1 tuổi. Dạng viên đạn 300mg dùng cho trẻ từ 13-24kg, tức là trẻ từ 2-9 tuổi.
Cách dùng
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hiệp - Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cách dùng rất đơn giản nhưng phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ như sau: Khi trong gia đình có người sốt từ 39 độ C bạn đã có thể cho dùng thuốc hạ sốt. Với trẻ em khi sốt trên 38,5 độ C bạn nên dùng ngay vì tốc độ sốt của trẻ đến 39 độ C, 40 độ C là rất nhanh. Đây là hai ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.
Thông thường, cách dùng đơn giản với cả người lớn và trẻ em. Với người lớn nên dùng liều 2-3 lần/ngày. Mỗi lần 1 viên. Với trẻ em nên dùng 3-4 lần/ngày. Mỗi lần dùng 1 gói hoặc một viên đạn. Không được dùng liên tiếp các liều trong vòng dưới 4 tiếng đồng hồ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.
Một số trường hợp đặc biệt đó là thuốc không có tác dụng hạ sốt. Vậy làm thế nào để nhận ra điều này. Trước khi uống thuốc, bạn đo nhiệt độ 1 lần, đo bằng nhiệt kế thủy ngân, sau đó cho uống thuốc. Nếu sau 30 phút nhiệt độ không giảm có thể cho uống tiếp liều thứ 2. Nếu lần này sốt vẫn không hạ, bạn cần cho đi viện ngay. Không dùng 1 ngày quá 6 liều quy định liên tiếp.
Các trường hợp cần phải cho đi viện: sốt kéo dài quá 3 ngày, sốt mà dùng thuốc không hạ sốt, sốt quá cao, 40-41 độ C (vừa phải cho dùng thuốc vừa cho đi viện ngay), sốt có dùng thuốc nhưng bị dị ứng.
Đặc biệt cần lưu ý không dùng thuốc nếu thấy dị ứng, không dùng thuốc với người bị bệnh viêm gan, trẻ em bị bệnh viêm gan vàng da do tắc mật. Các trường hợp này cấm dùng thuốc tại gia. Khi đó, có sốt, phải đưa đi bệnh viện và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Đây là hình ảnh sống động của hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện của Trung tâm Cấp cứu 115 và mạng lưới các trạm cấp cứu vệ tinh tại TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận cấp cứu cụ bà N.T.T. (73 tuổi, Bắc Giang) trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sâu, phải thở máy, huyết áp tụt nghiêm trọng.
VTV.vn - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa thực hiện thành công ca ghép thận thứ 2 nối dài sự sống cho người mắc suy thận giai đoạn cuối.
VTV.vn - Trong vòng chưa đầy một tuần, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng liên tiếp tiếp nhận các trường hợp có hành vi tự sát, tự hủy hoại cơ thể.
VTV.vn - Áp xe vú là một trong những biến chứng hậu sản khiến nhiều bà mẹ lo lắng.
VTV.vn - Người bệnh nữ (68 tuổi, Phú Thọ), bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona. Người bệnh đi khám thì phát hiện có khối bất thường ở tim bên phải.
VTV.vn - Nam thanh niên đi khám do xuất hiện các triệu chứng tương tự cảm cúm, tuy nhiên, kết quả nội soi tai mũi họng cho thấy hình ảnh bất thường ở vách ngăn mũi.
VTV.vn - Chương trình miễn phí sàng lọc trước sinh bệnh lý di truyền chậm phát triển tâm thần, tự kỷ sẽ diễn ra tại Nghệ An trong tháng 4, 5.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa điều trị thành công một ca bệnh tay chân miệng mức độ 4 nguy kịch, nhờ áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa điều trị bệnh nhi sởi biến chứng suy hô hấp độ 3, viêm phổi rất nặng có hội chứng ARDS (bệnh phổi trắng) kèm theo bão cytokin.
VTV.vn - Bệnh viện Vũng Tàu đang cảnh báo người dân một số đối tượng tự xưng là bác sĩ, điều dưỡng, để thực hiện các dịch vụ chăm sóc mẹ và bé, bán sữa, thực phẩm chức năng, thuốc.
VTV.vn - Cô gái 19 tuổi là một ca bệnh trầm cảm nặng vừa được thăm khám và điều trị tại Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
VTV.vn - Bé gái 2 tuổi (Hà Nội) được đưa đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng liên tục ngoáy tai, kêu ngứa tai suốt mấy ngày liền.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận người bệnh nam, 41 tuổi, trong tình trạng đau bụng dữ dội, bụng chướng căng tăng dần kèm khó thở sau khi sử dụng rượu bia.
VTV.vn - Innobi ZinC chính thức ra mắt tại sự kiện “KẾT NỐI THƯƠNG HIỆU” ngày 22/02/2025, mang theo sứ mệnh cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tiên tiến, an toàn và hiệu quả.