Sự phát minh ra thuốc kháng sinh đã làm thay đổi công cuộc phát triển của y học hiện đại, giúp cho các bác sĩ có khả năng điều trị được những bệnh nhiễm khuẩn mà trước đó nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên thuốc kháng sinh ngày càng mất đi hiệu nghiệm của nó do hiện tượng kháng thuốc kháng sinh. Hiện tượng này đang gây nguy hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả cộng đồng.
Theo đó, khi sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách, dùng thuốc sai liều, dùng thuốc không đủ thời gian…, thuốc kháng sinh sẽ thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn kháng thuốc. Điều này làm giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí không thể chữa được các vết thương nhiễm trùng và các bệnh nhiễm khuẩn. Từ đó kéo dài quá trình điều trị của người bệnh, tăng số lượng và chi phí điều trị, cuối cùng tăng nguy cơ tử vong. Ngoài nguyên nhân là tình trạng sử dụng quá mức và không hợp lý thuốc kháng sinh ở tất cả các cấp trong hệ thống chăm sóc y tế cũng như người dân nói chung. Tình trạng kháng kháng sinh cũng có thể xảy ra bởi chính thực phẩm mà con người tiêu thụ hàng ngày.
Trong chăn nuôi nông nghiệp, người dân thường cho lợn, gà ăn cám trộn kháng sinh để phòng bệnh nhưng không có sự kiểm soát liều lượng. Khi kháng sinh dùng cho động vật không đúng cách sẽ thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn kháng thuốc. Ngoài ra, khi thịt động vật đến tay người tiêu dùng chưa đủ thời gian để làm tiêu tan lượng kháng sinh có trong thịt thì chính cơ thể người ăn sẽ hấp thụ lượng kháng sinh này.
Cần tăng cường việc quản lý sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi để hán chế tình trạng kháng kháng sinh
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội, khi cơ thể con người hấp thụ thực phẩm chứa kháng sinh trong một thời gian dài sẽ khiến các loại virus, vi khuẩn trong cơ thể có khả năng kháng thuốc. Khi con người mắc bệnh sẽ khó cứu chữa, sẽ phải sử dụng những loại kháng sinh nặng hơn để chữa trị, gây tốn kém cho người bệnh. Nếu nghiêm trọng, con người còn có khả năng lâm vào tình trạng mắc bệnh "không thuốc chữa" vì cơ thể đã kháng lại kháng sinh khi virus đã "nhờn" thuốc.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh, kháng khuẩn là điều cần thiết và quan trọng để điều trị bệnh vật nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi không kiểm soát sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, gây nên tình trạng kháng kháng sinh cho chính con người thông qua chuỗi thức ăn. Thực tế, nhiều người chủ nuôi lợn gà không đợi vật nuôi đủ thời gian đào thải kháng sinh ra khỏi cơ thể đã xuất chuồng, làm thịt, điều này đã khiến lượng kháng sinh tồn dư trong thực phẩm rất lớn. Khi con người ăn vào liên tục trong thời gian dài dần dần tạo nên tình trạng kháng kháng sinh trong cơ thể.
Theo ông Nguyễn Đình Đảng – Cục phó Chi cục Thú y Hà Nội: "Việc lạm dụng hoặc sử dụng sai thuốc kháng sinh, hay việc sử dụng chúng trong quá trình chăn nuôi khi không thực sự cần thiết có thể khiến thuốc trị bệnh trở nên kém hiệu quả hoặc thậm chí không có hiệu quả. Từ đó dẫn đến việc tăng tỉ lệ bệnh, tỷ lệ tử vong và giảm chất lượng thực phẩm, thậm chí là dư thừa lượng kháng sinh trong các loại thực phẩm. Trong công tác quản lý, chúng tôi luôn quan tâm đến việc liệu thực phẩm từ động vật chăn nuôi liệu đã đủ thời gian đào thải hết kháng sinh để xuất chuồng hay chưa".
Hiện nay, để góp phần giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh, các hộ chăn nuôi cần thực hành vệ sinh tốt trong nông nghiệp, sản xuất thực phẩm, chế biến và phân phối. Chỉ sử dụng kháng sinh cho vật nuôi khi cần thiết và có sự hỗ trợ, giám sát của cán bộ thú y, không sử dụng các loại kháng sinh cấm, góp phần giảm thiểu việc lan truyền kháng kháng sinh thông qua chuỗi thức ăn cho con người.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!
VTV.vn - Theo các chuyên gia, đốt các hợp chất có chứa hương liệu sản sinh ra nhiều vật chất dạng hạt gây hại hơn so với thuốc lá.
VTV.vn - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa phát hiện một phòng khám đa khoa tái diễn "vẽ bệnh, moi tiền", xem thường pháp luật và sức khoẻ người dân.
VTV.vn - Tại Đồng Nai, tỷ lệ ung thư vú đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại ung thư, với tỷ lệ 25,1%.
VTV.vn - Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày, tương đương với việc đi bộ khoảng 8km, được xem là mục tiêu sức khỏe chuẩn mực mà nhiều người hướng tới.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa phẫu thuật lấy sỏi bàng quang kích thước lớn thành công cho trường hợp người bệnh nữ, 51 tuổi.
VTV.vn - Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần não bị ngừng, ảnh hưởng đến các chức năng như lời nói hoặc cử động
VTV.vn - Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc chấn chỉnh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật, tạo hình, thẩm mỹ và cơ sở làm đẹp.
VTV.vn - Nhiều người chi tiền cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và tìm kiếm cách kéo dài tuổi thọ mà không biết có những cách đơn giản giúp sống lâu.
VTV.vn - Một bé trai tử vong bất thường sau khi sinh tại Bệnh viện Bà Rịa, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang chỉ đạo Sở Y tế khẩn trương làm rõ nguyên nhân tử vong của cháu bé.
VTV.vn - Huyết áp cao thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy còn được gọi là "kẻ giết người thầm lặng".
VTV.vn - Đa phần, chúng ta thường cho rằng vô sinh là do phụ nữ. Tuy nhiên, khoa học hiện đại ngày nay đã chứng minh được rằng tỷ lệ vô sinh ở nam và nữ là ngang nhau.
VTV.vn - Chanh tươi có tác dụng điều chỉnh thể trạng và làm trắng da. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng.
VTV.vn - Loại rau quen thuộc trong thời tiết lạnh giá có thể nấu nhiều món ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận bệnh nhân T.N.K., (sinh năm 1999, Vĩnh Phúc) trong tình trạng rất nguy kịch.
VTV.vn - Nhiều người tìm kiếm mái tóc óng ả và móng tay chắc khỏe. Bí quyết để đạt được điều này có thể khiến bạn bất ngờ.