Khoa Bệnh Nhiệt Đới (Bệnh viện Bãi Cháy) từ đầu mùa Đông đến nay ghi nhận khoảng 100 trường hợp mắc cúm mùa ở mọi lứa tuổi, trong đó có 50% bệnh nhân cần phải nhập viện điều trị. Đáng chú ý, thời điểm này, khoa đã tiếp nhận điều trị cho những trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi hoặc người không có bệnh lý nền mạn tính mắc biến chứng viêm phổi, suy hô hấp do cúm mùa.
Điển hình như trường hợp của bệnh nhân L.T.L. (40 tuổi, ở phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, Quảng Ninh) có biểu hiện sốt nóng từng cơn, đau đầu nhiều, mỏi người, khó thở, đau rát họng, ho đờm xanh loãng, tự điều trị thuốc hạ sốt tại nhà trong 3 ngày nhưng không đỡ.
Khám tại Bệnh viện Bãi Cháy, các bác sĩ đã thăm khám, thực hiện xét nghiệm chuyên sâu. Kết quả chụp X-quang và CT-scan phổi có các đám đông đặc, kinh mờ, dày tổ chức kẽ, màng phổi hai bên. Kết quả test cúm A dương tính. Bệnh nhân được chẩn đoán tình trạng cúm A bội nhiễm viêm phổi, suy hô hấp.
Bệnh nhân cúm A biến chứng viêm phổi, suy hô hấp điều trị tại Bệnh viện Bãi Cháy.
Trường hợp khác là bệnh nhân P.T.G. (73 tuổi, ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) có tiền sử viêm dạ dày, biểu hiện sốt nóng từng cơn, đau đầu nhiều, mỏi cơ, ho khan, khó thở, dùng hạ sốt tại nhà nhưng không thuyên giảm. Kết quả chụp X-quang tại bệnh viện có tình trạng đông đặc, giãn phế nang, dày tổ chức kẽ, màng hai phổi, tăng men gan. Kết quả test cúm A dương tính. Các bác sĩ đã điều trị cúm A biến chứng viêm phổi theo phác đồ.
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do nhóm virus cúm Influenza gây ra, chia thành 3 type A, B và C. Cúm mùa thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch hằng năm vào thời điểm giao mùa Thu - Đông hoặc Đông - Xuân. Bệnh lây truyền trực tiếp từ người mang bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn có chứa virus cúm, chúng tấn công hệ hô hấp của người bệnh qua mũi, cổ họng và phổi.
Đối tượng trẻ nhỏ, người có sức đề kháng kém, người bệnh mạn tính như COPD, suy tim, suy thận, đái tháo đường, phụ nữ mang thai… rất dễ mắc cúm mùa.
Bác sĩ Bùi Thị Nhung, Khoa Bệnh nhiệt đới cho biết: Một số triệu chứng điển hình thường gặp của cúm mùa như: sốt trên 38 độ C, đau cơ bắp, ớn lạnh, đau đầu, ho khan, mệt mỏi, nghẹt mũi, viêm họng, khó thở… Đối tượng trẻ nhỏ, người có sức đề kháng kém, người bệnh mạn tính như COPD, suy tim, suy thận, đái tháo đường, phụ nữ mang thai… rất dễ mắc cúm mùa và có thể diễn biến nặng như viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí tử vong.
Nếu có các triệu chứng sốt cao, ho, sổ mũi, đau đầu, đau cơ mệt mỏi, người bệnh nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Khi các triệu chứng này kéo dài, không nên chủ quan tự mua thuốc điều trị mà nên đến cơ sở y tế để khám bệnh. Những trường hợp nặng và những trường hợp có thể trạng đặc biệt như người trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, các bệnh nhân có các bệnh mạn tính như tim mạch, hen suyễn, bệnh phổi… thì cần phải lưu ý khám bác sĩ và nhập viện nếu bác sĩ yêu cầu.
Việc điều trị sớm bằng thuốc kháng virus cúm theo chỉ định của bác sĩ sẽ hạn chế các biến chứng suy hô hấp. Người bệnh mắc cúm mùa nên đến các cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán xác định tình trạng, mức độ bệnh, phân loại tư vấn điều trị tại nhà hoặc tại bệnh viện, có hướng theo dõi, xử trí kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Cúm mùa thường lây lan với tốc độ nhanh đặc biệt là với người lớn và trẻ nhỏ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh. Để chủ động phòng ngừa bệnh, các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh đám đông lớn, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, khi bị sốt thì ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết để tránh lây nhiễm cho người khác.
Người được cơ sở y tế xác định mắc cúm A nên nghỉ ngơi, đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người để tránh virus lây bệnh sang những người xung quanh. Ngoài ra, cách tốt nhất để phòng ngừa cúm A là thực hiện tiêm vaccine cúm hàng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm có thể chống lại 3-4 loại virus cúm khác nhau trong mùa cúm năm đó. Các đối tượng nguy cơ cao cần được tiêm vaccine cúm hàng năm vào trước mùa dịch, trước tiên là người cao tuổi và trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt từ 6 tháng đến 2 tuổi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trong thời gian vừa qua, đã xảy ra một số vụ ngộ độc rượu làm nhiều người phải nhập viện cấp cứu, trong đó có một số trường hợp tử vong.
VTV.vn -Tiến si Dương Mạnh Chiến, chuyên gia về phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ đã nghiên cứu và phát triển phương pháp tái tạo ngực đột phá, mang lại hiệu quả vượt trội trong 30 phút
VTV.vn - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế thành phố trong năm 2024.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm trên địa bàn TP Vũng Tàu.
VTV.vn - Lực lượng chức năng TP Vũng Tàu đang làm rõ nguyên nhân 4 người nghi bị ngộ độc rượu phải nhập viện sau khi ăn bánh canh cá lóc. Trong đó, có 1 ca đang nguy kịch.
VTV.vn - Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa xảy ra 1 trường hợp tử vong do mắc bệnh dại và 5 trường hợp khác bị chó cắn dương tính với virus dại.
VTV.vn - Mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán, tuy nhiên, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp tai nạn thương tích do pháo nổ.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa điều trị cho nam bệnh nhân 62 tuổi, ở Tuyên Quang, bị suy gan cấp do viêm gan nhiễm độc.
VTV.vn - Thời tiết đang trong những ngày giá lạnh, nhiệt độ thấp và không khí lạnh kéo dài là tác nhân khiến nhiều bệnh lý gia tăng, đặc biệt là đột quỵ.
VTV.vn - Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn kháng trị nhờ áp dụng kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo).
VTV.vn - Các bác sĩ Khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 12 tuổi, mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bé gái bị viêm màng não.
VTV.vn - Khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải rác ở vùng mông.
VTV.vn - Đó là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng như tinh thần của toàn thể các chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ bệnh viện.