Có con đang điều trị tay chân miệng tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, chị Vũ Thị Hương (trú tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Con của chị 11 tháng tuổi, cách đây 3 ngày, ở nhà cháu có biểu hiện sốt cao hơn 38 độ C, quấy khóc, nổi hạt ở lòng bàn tay, chân và họng. Gia đình đưa cháu nhập viện và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện nhưng cháu không đỡ, trở nặng nên được chuyển lên tuyến trên. Tại bệnh viện, các bác sĩ khám và chẩn đoán cháu bị tay chân miệng độ 2A.
"Tôi thấy bệnh tay chân miệng rất nguy hiểm, bệnh chuyển biến rất nhanh, khi mắc bệnh cháu chuyển sốt cao đột ngột, nôn ói khiến gia đình hoang mang vô cùng. Rất may sau khi điều trị tại bệnh viện, bây giờ cháu đã cắt được cơn sốt, đã ăn uống được, sức khỏe tiến triển rõ rệt" - chị Hương nói.
Còn chị Nguyễn Thị Thanh Thảo (trú tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa hết bàng hoàng khi những ngày vừa qua chứng kiến cảnh con mình bị co giật liên tục vì mắc bệnh tay chân miệng.
Chị Thảo cho biết: "Cháu nhà tôi gần 13 tháng tuổi. Cách vào viện 3 ngày, ở nhà cháu sốt, giật mình, chới với nên gia đình đưa nhập viện liền. Khi vào viện, vừa được bác sĩ khám xong thì cháu lên cơn co giật khoảng 10 phút. Đến chiều cùng ngày, cháu tiếp tục lên cơn co giật rồi hôn mê khiến chúng tôi lo sợ vô cùng. Rất may, cháu vào viện và được các bác sĩ can thiệp, điều trị kịp thời, nếu không chúng tôi không biết chuyện tồi tệ gì sẽ xảy ra nữa".
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi nhập viện vì mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, trong những ngày gần đây, bắt đầu tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhi mắc tay chân miệng. Theo TS.BS Trần Thị Thúy Minh, Trưởng Khoa Nhi tổng hợp, bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh rất dễ lây. Trẻ em thường nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng khi tiếp xúc trực tiếp dịch mũi, miệng, nước bọt, dịch từ các bọng nước và phân của người nhiễm bệnh hoặc từ những đồ vật nhiễm loại virus này như đồ chơi, mặt bàn, nắm cửa…
Khi mắc bệnh, trẻ sẽ có các triệu chứng như loét, đau họng, phát ban, nổi bọng nước trên tay, bàn chân hoặc mông. Với các trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh diễn biến nặng, không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến não và để lại một số biến chứng cho trẻ như viêm màng não do virus, viêm não.
Bệnh tay chân miệng xuất hiện rải rác quanh năm, tuy nhiên, thời gian gần đây, số ca tay chân miệng tăng lên một phần do trẻ nhỏ mầm non đi học trở lại, khả năng lây bệnh ở trường mầm non tăng lên và số ca nhập viện cũng tăng theo.
Bệnh tay chân miệng có 4 cấp độ gồm độ 1 chỉ loét miệng hoặc tổn thương da; độ 2a bé có biểu hiện sốt, lừ đừ, nôn; độ 2b nhóm 1 là các trường hợp sốt cao liên tục, có các triệu chứng nghi ngờ biến chứng thần kinh như giật mình nhiều, chới với; độ 2b nhóm 2 trẻ có biến chứng thần kinh, tay chân miệng; độ 3 trẻ có biến chứng tuần hoàn và độ 4 là các trường hợp rất nặng, trẻ bị suy hô hấp, biến chứng tuần hoàn.
Cũng theo TS.BS Trần Thị Thúy Minh, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chưa có vaccine dự phòng. Việc phòng bệnh chủ yếu thông qua việc ý thức giữ gìn vệ sinh của trẻ và của người chăm sóc trẻ như rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn vật dụng, đồ chơi của trẻ.
Đối với trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà, tuy nhiên cha mẹ và người chăm sóc cần theo dõi sát tình trạng của trẻ. Nếu phát hiện các dấu hiệu trở nặng như trẻ sốt cao liên tục, li bì, giật mình khi ngủ, ngồi không vững, run tay chân, trẻ quấy khóc vô cớ, khóc liên tục thì nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Tiết lộ bí mật đằng sau Neo Kids – Thương hiệu toàn cầu chăm sóc sức khỏe trẻ em, chinh phục người tiêu dùng bởi chất lượng vượt trội, sự uy tín và tình yêu trọn vẹn.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.