Theo lời kể của bệnh nhân, đêm hôm trước nhập viện, bệnh nhân đi lặn đánh bắt hải sản ở ngư trường Cô Tô. Bệnh nhân lặn liên tục 7 lần trong đêm ở độ sâu từ 18 - 25m, thời gian mỗi cuộc lặn là 1 giờ, nổi lên mặt nước khoảng 3 - 5 phút, thời gian nghỉ giữa các lần lặn khoảng 20 phút. Ở lần lặn cuối cùng bệnh nhân lặn ở độ sâu khoảng 25m, nổi lên nhanh.
Sau khi lên mặt nước bệnh nhân xuất hiện đau căng tức cẳng chân trái và bệnh nhân đã tự tái tăng áp ở độ sâu 12m trong 1 giờ rồi nổi lên. Tình trạng không cải thiện tốt hơn mà diễn biến ngày càng xấu hơn và được hỗ trợ đi vào đất liền điều trị.
Tiếp nhận bệnh nhân trong trạng thái thấy đau tức, tê yếu 2 chi dưới nhiều, cảm giác đau dữ dội làm bệnh nhân khó có thể tự đi lại được. Ngay lập tức, bệnh nhân được điều trị tái tăng áp sau đó giảm áp kết hợp với trị liệu oxy cao áp theo phác đồ điều trị tai biến lặn của Hải quân Hoa Kỳ ở độ sâu 50 m nước (6 ATA) trong 6 giờ liên tục.
Trong ca điều trị đầu tiên áp suất điều trị 6ATA bệnh nhân đã giảm đau rõ rệt, 2 chân có thể cử động tốt. Sau ca điều trị bệnh nhân giảm liệt, đau và tê bì đến 9/10 so với lúc ban đầu, đi lại thoải mái, đây là điều mà đến chính bệnh nhân cũng không thể ngờ tới.
Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn các triệu chứng và có thể xuất viện.
Theo các bác sĩ, tai biến lặn ở bệnh nhân này có thể do các nguyên sau đây:
- Bệnh nhân lặn quá nhiều lần trong một đêm (7 lần/đêm).
- Thời gian một cuộc lặn (thời gian ở đáy nước) quá dài (hơn 1 giờ).
- Độ sâu của lần lặn sau phải nông hơn lần lặn trước.
- Lúc lên quá nhanh, tức giảm áp không đúng theo quy định.
- Sức khỏe những lần lặn sau không được tốt.
- Bệnh nhân tự điều trị không đúng phương pháp (tự giảm áp).
- Bệnh nhân chỉ đi lặn theo kinh nghiệm phi khoa học và chưa từng được đào tạo về kỹ thuật và an toàn lặn, chưa từng được đào tạo về cấp cứu ban đầu các tai biến lặn biển.
Tất cả những nguyên nhân này làm tăng nguy cơ mắc bệnh giảm áp.
Phòng ngừa tai biến lặn người lặn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau đây:
- Không nên lặn quá 2 lần/ngày.
- Thời gian ở dưới đáy tốt nhất là 30 phút trở lại (vì thời gian ở đáy nước càng lâu thì nguy cơ tai biến lặn càng cao.
- Độ sâu lần lặn sau bao giờ cũng phải nông hơn và thời gian ngắn hơn lần lặn trước.
- Lần lặn sau độ sâu phải nông hơn và ngắn hơn lần lặn trước.
- Thời gian nổi lên mặt nước chỉ nên là 1feet/ phút (0,3048 m/phút).
Trên thực tế, còn rất nhiều thợ lặn trong cả nước chịu di chứng nặng nề vì tai biến lặn do không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tỷ lệ tai biến lặn cao lặn hầu hết ở các thợ lặn không tuân thủ quy trình an toàn lặn, một phần do thiếu sự hiểu biết và một phần do chính sự chủ quan của các thợ lặn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.