
Từ vụ cấp nhầm thuốc phá thai cho sản phụ ở Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi, đến vụ 3 sản phụ bị cấp nhầm thuốc phá thai tại Bệnh viện Sản Nhi Tiền Giang khiến thai bị chết lưu đã làm xôn xao dư luận. Nguyên nhân chính từ sự bất cẩn của nhân viên y tế.
Bác sĩ Trần Vũ Quang, Khoa Sản bệnh lý - Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: "Nếu bác sĩ ghi đơn thuốc bằng tay thì việc nhầm lẫn khó có thể xảy ra như vậy. Trên thực tế, việc nhầm lẫn thuốc như Misoprostol chỉ xảy ra sai sót nếu toa thuốc in từ hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu danh mục thuốc trên máy tính do thao tác không cẩn thận. Vì đôi khi gõ tên thuốc các vần chữ đầu hoặc đuôi có thể gây bị nhảy tên thuốc do phần mềm. Vì vậy bác sĩ, nhân viên y tế giúp việc cho bác sĩ phải cẩn thận kiểm tra lại đơn thuốc trước khi phát cho bệnh nhân"
Cũng cùng ý kiến trên, TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) cho rằng: "Đối với quy trình cấp phát thuốc, khi bệnh nhân có đơn thuốc cần xuống nhà thuốc của bệnh viện để lấy thuốc theo đúng đơn thuốc được kê. Nhà thuốc cần kiểm tra từng mã thuốc và đơn thuốc có đúng với tên thuốc mà bác sĩ cho hay không, nếu chính xác mới được trao cho người bệnh là bệnh nhân ngoại trú. Còn với bệnh nhân nội trú thuốc trong đơn sẽ được chuyển lên các khoa phòng các nữ hộ sinh hay điều dưỡng của các khoa phòng sẽ phát thuốc cho người bệnh. Để đảm bảo đúng người, đúng thuốc, khi nhân thuốc từ khoa nội trú, các nhân viên cần kiểm tra thuốc nhận và thuốc trong đơn có trừng khớp hay không rồi mới được cho người bệnh uống".
Bởi theo TS.BS Diễm Tuyết: Có những loại thuốc của hai hãng khác nhau, loại thuốc khác nhau nhưng do ý tưởng sản xuất mà nhiều mẫu mã, hộp thuốc, vỉ thuốc, màu sắc na ná nhau, do đó, khi không nhìn kĩ, đọc kĩ tên thuốc và thành phần rất dễ gây ra sự nhầm lẫn và nguy hiểm hơn nếu hai loại thuốc đó có tác dụng ngược nhau như thuốc dưỡng thai và thuốc phá thai.
Có thể phân chia thành 5 nhân tố gây nên nhầm lẫn bao gồm:
- Do nhận thức bằng thị giác, thính giác
- Có thể do khi ghi nhớ tên thuốc trong thời gian ngắn.
- Yếu tố nhập dữ liệu vào máy tính (chọn sai tên thuốc phần mềm bảo quản và kê đơn thuốc)
- Có thể do sự không tập trung ở ngay từ người khám, người kê đơn, người cấp thuốc.
- Về phía người bệnh, chủ quan và không tìm hiểu kỹ biệt dược
Để tránh những sự việc không đáng tiếc như trên xảy ra, BS Quang khuyến cáo người bệnh:
- Hãy tìm hiểu kĩ càng và trang bị cho mình một ít kiến thức về loại thuốc trước khi sử dụng.
- Người dùng thuốc có thể tự phòng ngừa nhầm lẫn thuốc bằng cách yêu cầu bác sĩ viết rõ ràng, đầy đủ, cụ thể tên thương mại và cả tên thuốc gốc, yêu cầu dặn dò cặn kẽ từng loại thuốc kê trong đơn, cách sử dụng và các phản ứng phụ có thể xảy ra.
- Cần hỏi và tham khảo thêm những điều bác sĩ đã dặn dò trong đơn; đề phòng bác sĩ có khi đãng trí trong lúc chẩn đoán, kê đơn.
- Người bệnh cần đọc kỹ tờ hướng dẫn về tác dụng, cách dùng, liều lượng, các phản ứng phụ... xem có phù hợp với đơn thuốc hay không.
- Nếu thuốc đã quen, người bệnh cần để ý hình dạng, màu sắc thuốc và bao bì để khi nhận được thuốc từ nhân viên y tế bạn có thể phân biệt thuốc mới hay thuốc cũ.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) vừa có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga.
VTV.vn - Ngày 2/4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở Y tế Gia Lai về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công bố kết quả thử nghiệm 7 mẫu của một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
VTV.vn - Bệnh nhân suy thận mạn là đối tượng dễ tổn thương trước các bệnh nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc điều tra, xử lý vụ 6 trường hợp ngộ độc rượu khi đi du lịch tại Ninh Thuận.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 13/2025.
VTV.vn - Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh, thường xuất hiện ở giai đoạn sớm của trẻ em, kéo dài và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: Bệnh nhân nặng nhất trong 6 ca bệnh bị ngộ độc rượu chuyển vào bệnh viện ngày 30/3 đã tử vong.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiếp nhận điều trị cho 4 bệnh nhân mắc viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn tiết canh và thịt thỏ.
VTV.vn - Bệnh nhân nam 72 tuổi (Hòa Bình) vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nguy kịch do nhiễm giun lươn lan tỏa.
VTV.vn - Ngày 31/3, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận trường hợp bệnh nhi N.H.A. (14 tuổi, trú tại TP Vinh, Nghệ An) bị nhiễm trùng nặng sau khi điều trị bỏng cồn bằng thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Mắt Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi 9 tuổi (dân tộc H’Mông, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) trong tình trạng mắt trái bị rách góc mi trong.
VTV.vn - Bệnh viện Vũng Tàu vừa điều trị thành công cho sản phụ có tình trạng mạch máu tiền đạo trong thai kỳ và đón thành công bé gái nặng 3kg chào đời khỏe mạnh.
VTV.vn - Khoa Ngoại Tiêu hóa, BVĐK Hồng Ngọc liên tục tiếp nhận nhiều ca cấp cứu mất máu nghiêm trọng do bệnh trĩ, căn bệnh vốn được coi là lành tính, không đe dọa tính mạng.
VTV.vn - Thời tiết diễn biến thất thường làm cho vi khuẩn, virus thuận lợi phát triển, làm cho các thức ăn dễ bị hư, nhiễm khuẩn khiến trẻ nhập viện do bị tiêu chảy tăng.