Theo các bác sĩ Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống, gây ra các biểu hiện thiếu ôxy ở các mô và tổ chức của cơ thể.
Chế độ ăn cho bệnh thiếu máu thiếu sắt ở người lớn
Nguyên tắc: Đảm bảo ăn cân đối và đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, cân đối giữa Protein động vật và thực vật. Cải thiện chất lượng bữa ăn đảm bảo cung cấp đủ chất sắt theo nhu cầu khuyến nghị (theo tuổi, giới).
Tăng cường sử dụng nhóm thực phẩm cung cấp protein có chứa nhiều sắt, acid folic và các vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B:
Nhóm protein động vật
Nhóm thịt: Nên lựa chọn các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt bê, gan, tiết, thịt lợn, thịt gà tây …Nên sử dụng 45 - 60 g protein/ ngày tương đương 200 - 300g thịt/ ngày.
Thủy hải sản: cá thu, cá hồi, nhóm nhuyễn thể có vỏ : hàu, sò, ốc… đảm bảo ăn 2 - 3 bữa thủy hải sản/ tuần.
Trứng: Trong trứng có đầy đủ các chất dinh dưỡng protein, Lipid, Glucid, và đặc biệt trong lòng đỏ của trứng còn có chứa một lượng đáng kể sắt, canxi, kẽm, vitamin A… Một tuần nên ăn 2 - 3 quả trứng.
Nhóm protein thực vật
Nhóm rau lá màu xanh đậm: Các loại sau họ cải như rau cải chân vịt (cải bó xôi), cải xoong, súp lơ xanh… Một ngày nên sử dụng từ 300 - 400g (tương đương với 1 bát con rau/ bữa).
Nhóm đậu, đỗ và các loại hạt: đậu hà lan, đậu tương, lạc, hạt điều, hạnh nhân…
Các loại quả chín, quả mọng: cherry, dâu tây, nho, việt quất, lựu…các loại quả này không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều vitamin C, giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và giúp tăng cường hấp thu sắt. Nên sử dụng từ 100 - 200g quả chín/ngày
Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế sử dụng trà, cà phê vì có chứa tannin làm ức chế khả năng hấp thu sắt. Bổ sung sắt hoặc đa vi chất dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để phòng chống nhiễm giun, sán. Tuân thủ chỉ định của nhóm điều trị để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Chế độ ăn cho bệnh thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này, đặc biệt có thể gây ra các rối loạn về tâm thần và vận động. Do vậy, việc phát hiện và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em. Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là cung cấp sắt không đủ: Chế độ ăn thiếu sắt như thiếu sữa mẹ, uống sữa công thức không bổ sung sắt, cho ăn bột thiếu thức ăn nguồn gốc động vật. Ở trẻ đẻ non, thiếu cân lúc đẻ và trẻ sinh đôi, lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hoàn rau thai ít nên cũng dễ thiếu sắt.
Một nguyên nhân khác là do hấp thu sắt kém: trẻ bị tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, có dị dạng ở dạ dày ruột. Hoặc do tình trạng mất sắt mạn tính, gặp trong nhiễm giun móc, loét dạ dày- tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam, hành kinh (trẻ gái dậy thì)… Ngoài ra các trường hợp trẻ trong giai đoạn lớn nhanh, dậy thì nhu cầu sắt cao trong khi cung cấp không đủ cũng có thể bị thiếu máu thiếu sắt.
Về điều trị, cần phải cho trẻ uống sắt và các chế phẩm của sắt theo chỉ định của bác sĩ. Cần điều chỉnh chế độ ăn thích hợp với lứa tuổi, cho trẻ ăn bổ sung đúng lúc và đúng cách. Ngoài ra cần chữa các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và chảy máu mạn tính (như điều trị giun móc, điều trị loét dạ dày-tá tràng…).
Phòng bệnh thiếu máu, thiếu sắt
- Bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai:
Đối với phụ nữ có thai, liều bổ sung là 60mg sắt/ngày và 400 µg folic acid trong suốt thời gian có thai. Sau khi sinh bổ sung tiếp 3 tháng với liều tương tự như khi có thai đối với phụ nữ cho con bú.
Bổ sung sắt định kỳ cho phụ nữ không mang thai: bổ sung sắt/acid folic mỗi tuần 1 viên trong 3 tháng, 3 tháng nghỉ, sau đó tiếp tục bổ sung 3 tháng. Nếu khả thi, lặp lại chu kỳ này trong năm.
Đối với phụ nữ có thai thiếu máu: bổ sung sắt/acid folic mỗi ngày một viên trong suốt thời gian mang thai.
- Nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời, vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn sữa bột.
- Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống… Kết hợp các loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng hấp thu sắt bằng uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt.
- Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn.
- Các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm trùng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt trong đó có nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây tác hại lớn nhất cho cơ thể. Do đó, cần tẩy giun định kỳ hàng năm bằng Mebendazol và Albendazol, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em trên 2 tuổi. Thường xuyên vệ sinh môi trường, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Hội thảo Khoa học về vai trò của Vitamin D3 và K2 trong việc cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em vừa được tổ chức.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ 81 tuổi, có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm
VTV.vn - Nam bệnh nhân L.V.S. (65 tuổi, Hải Dương) có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể.
VTV.vn - Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến thường gây ra đau nhức, khó chịu. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt vừa can thiệp kịp thời cứu một nam bệnh nhân còn rất trẻ, mới chỉ 31 tuổi nhưng đã bị nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Thoái hóa điểm vàng dễ gặp khi con người bước vào tuổi trung niên. Vì thế cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
VTV.vn - Đó là trường hợp của nữ bệnh nhân N.H.M.T. (sinh năm 2000, quê Khánh Hòa) khi mắc phải căn bệnh Wilson thể gan - thần kinh hiếm gặp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 42 tuổi, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng đau ngực dữ dội..
VTV.vn - Gần đây, nhiều người đến bệnh viện cấp cứu do bị suy kiệt thể trạng, phù phổi dẫn đến hôn mê. Nguyên nhân là do nhiều ngày nhịn ăn và chỉ uống nước kiềm.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 56 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
VTV.vn - Trong tuần 44 (từ 28/10 - 3/11/2024), số ca mắc sởi ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi và nhóm từ 11 tuổi trở lên.
VTV.vn - Một ngư dân đang đánh bắt hải sản trên biển thì bất ngờ bị thương được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liền điều trị.
VTV.vn - Mỗi khi giao mùa hay trở lạnh, cha mẹ lo lắng con mắc bệnh hô hấp, gây khó chịu và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách.
VTV.vn - Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa phê duyệt khoản viện trợ từ Tổ chức Smile Train, Inc. nhằm triển khai dự án "Hỗ trợ điều trị trẻ em bị khe hở môi - vòm miệng".
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu và điều trị thành công cho một bệnh nhân nữ 75 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội.