
Tương truyền rằng ông tổ ngành y Hippocrates đã chọn những nơi gần bờ suối có nhiều xà lách xoong để lập phòng khám bệnh.
Trong đời sống hằng ngày, thực phẩm vừa cung cấp cho chúng ta chất dinh dưỡng vừa giúp cơ thể đương đầu với những yếu tố bất lợi đối với sức khỏe. Dưới đây là những loại thực phẩm thông dụng nhất được dùng để chữa ho một cách đơn giản:
Xà lách xoong
Đây là loại rau cải giàu dinh dưỡng và có nhiều dược tính. Xà lách xoong (cải xoong) rất giàu các nguyên tố kiềm, các loại vitamin A, C, D, E, K, B1, B2 và B3; các khoáng tố như canxi, phốt pho, kali... Cải xoong được y học cổ truyền Tây phương dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp như ho, suyễn…
Chỉ cần cho vào nồi một chén nước và nắm lá cải xoong rồi đun cho tới sôi (bỏ bã uống phần nước) là có được loại thuốc chữa ho đơn giản. Mỗi ngày uống 3 lần như vậy. Cải xoong rất an toàn trong việc trị ho mà không hề có bất cứ tác dụng phụ nào.
Ngoài ra, nếu ăn cải xoong đều đặn, ta sẽ được “khuyến mãi” thêm nhiều lợi ích cho sức khỏe như thanh lọc máu, chắc xương và răng, củng cố hệ thần kinh và khử mùi cho cơ thể.
Mật ong và chanh
Mật ong được sử dụng trong y học ngay từ thời kỳ còn rất sơ khai và các nhà nghiên cứu cho rằng đây là loại dược liệu tốt nhất tồn tại đến thời nay. Trong mật ong có chứa những tác nhân kháng virus, vi khuẩn, nấm, giúp vết thương mau lành... Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mật ong có tính kháng sinh. Một trong những công dụng phổ biến nhất của mật ong là điều trị chứng đau cổ họng, cảm, ho. Dưới đây là cách bào chế sirô trị ho rất đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng.
Trước tiên, cho khoảng 500 g mật ong vào chảo và nấu ở nhiệt độ thấp, không được để sôi. Đun một nồi nước sôi, cho nguyên trái chanh vào và tiếp tục đun thêm 2-3 phút nữa đến khi vỏ chanh mềm. Để trái chanh nguội, cắt thành 4 lát tròn và cho hết vào chảo mật ong, tiếp tục đun ở ngọn lửa thấp liu riu trong khoảng 1 giờ nữa. Sau đó, lọc qua một miếng vải sạch để loại bỏ hạt và xác chanh. Để nguội hỗn hợp này và cho vào lọ kín (nhớ là phải để nguội rồi mới cho vào lọ). Bảo quản lọ sirô này trong tủ lạnh và có thể sử dụng dần dần trong vòng 2 tháng.
Liều lượng: Người lớn và trẻ em trên 20 kg uống một ngày 4 lần, mỗi lần 1 muỗng canh. Trẻ em dưới 20 kg mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần nửa muỗng canh.
Lưu ý: Do sản phẩm sirô trị ho này có chứa mật ong nên tuyệt đối không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Me, gừng, nước cốt chanh
Có rất nhiều loại thuốc vô cùng hiệu nghiệm mà cũng rất rẻ tiền được làm từ những cây cỏ thiên nhiên. Chúng ta không lạ gì thuốc aspirin nhưng ít ai biết rằng nó được bào chế từ cây liễu (willow). Chế phẩm sirô thuốc trị ho sau đây cũng được bào chế từ lá me, gừng và nước cốt chanh.
Lá me, củ gừng và nước cốt chanh chứa nhiều loại tinh dầu quý, dược tính là làm dịu và ấm đường hô hấp có thể trị những cơn ho thường do cảm mạo (còn những cơn ho do lao, ho gà, viêm phổi thì phải dùng thuốc đặc trị).
Cho khoảng 3 nắm lá me tươi rửa sạch vào nồi, lấy một củ gừng xắt lát mỏng rồi trải đều trên lá me, cho vào 2 ly nước. Đun lửa liu riu trong 30 phút (hoặc đun cho đến khi lượng nước trong nồi còn lại khoảng 1 ly), dùng vải sạch lọc lấy phần nước. Cho vào phần nước này khoảng nửa ly đường rồi tiếp tục đem đun sôi cho đến khi thành sirô. Vắt 5 trái chanh đã bỏ hột lấy nước cho vào sirô và khuấy đều.
Để trị ho, người lớn uống mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 1 muỗng canh. Trẻ em cũng uống mỗi ngày 4 lần nhưng mỗi lần chỉ 1 muỗng cà phê. Sirô này cần được bảo quản trong tủ lạnh.
Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trênTV Online.
VTV.vn - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đã xuất hiện từ năm 2023.
VTV.vn - Thời gian vừa qua, Khoa Nhi Bệnh viện thành phố Thủ Đức liên tiếp tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ mắc ban xuất huyết Schonlein- Henoch.
VTV.vn - Tuần 19/2025, TP. Hồ Chí Minh ghi nhận 256 ca sốt xuất huyết, 652 ca tay chân miệng và 92 ca sởi. Bệnh sởi có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, cần cảnh giác.
VTV.vn - Một bé trai tại Lạng Sơn nhập viện trong tình trạng nguy kịch nghi do mắc bệnh dại sau khi bị chó cắn nhưng không tiêm vaccine phòng ngừa.
VTV.vn - Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận, xử trí nhiều ca bệnh đáng tiếc, nguy kịch do điều trị tại cơ sở thiếu bảo đảm an toàn.
VTV.vn - Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 40 ca COVID-19 điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn từ trung tuần tháng 4 đến nay.
VTV.vn - Giữa đô thị chật chội, một bệnh viện dành gần 40% diện tích cho mảng xanh, kết hợp khám chữa bệnh chất lượng và vận hành thân thiện với môi trường.
VTV.vn - Chương trình là một phần trong chuỗi hoạt động chăm sóc và phòng chống các bệnh về răng miệng cho trẻ em trên địa bàn thành phố.
VTV.vn - Đây là trường hợp suy gan cấp điển hình, tế bào gan bị hủy hoại dẫn đến men gan tăng rất cao...
VTV.vn - Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng, với số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4 cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.
VTV.vn - Quan niệm thông thường, muốn giảm cân, cần giảm lượng thức ăn tiêu thụ. Vậy thói quen ăn vặt có khiến nỗ lực thay đổi trọng lượng cơ thể thất bại?
VTV.vn - Việc nuôi thú cưng như chó, mèo ngày càng phổ biến, mang lại niềm vui và sự gắn bó cho nhiều gia đình.
VTV.vn - Mất ngủ, tiểu đêm, đổ mồ hôi khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường.
VTV.vn - Bé gái 10 tuổi béo phì bị sốc sốt xuất huyết nặng, suy hô hấp, rối loạn đông máu đã được cứu sống sau gần 12 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
VTV.vn - Bé trai 2 tuổi ở Trảng Bom, Đồng Nai, bị chó nghi mắc bệnh dại cắn vào trán, phải khâu 11 mũi và tiêm vaccine ngừa dại.