
Theo các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 2, trong 4 giờ đầu sau khi cắt amidan, người bệnh không nên vận động mạnh và cần phải nằm nghiêng sang một bên không gối đầu để tránh làm tổn thương vết cắt, gây chảy máu. Bệnh nhân cần được theo dõi trong ngày đầu tiên sau khi cắt để tránh nguy cơ xuất huyết sau phẫu thuật.
Nếu xuất huyết nhiều, cần đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đặc biệt, không nên cho người bệnh ăn thức ăn cứng vì nó sẽ gây tổn thương và gây ra hiện tượng chảy máu.
Sau cắt amidan, người bệnh cần kiêng nói chuyện to, ho, khạc nhổ từ 2 - 3 ngày. Sau đó tập phát âm bằng cách nói nhẹ nhàng. Sau 1 tuần, khi vết thương dần hồi phục, nếu amidan vẫn chảy máu thì cần đến bệnh viện điều trị, tránh nhiễm khuẩn. Bởi khi amidan đang bị tổn thương, các loại vi khuẩn sẽ có khả năng tấn công vùng họng dễ dàng hơn.
Giữ ấm cho cơ thể và đặc biệt là vùng họng, ăn uống theo chỉ định của bác sĩ, tránh ăn đồ ăn lạnh và cứng để cổ họng có thời gian được phục hồi.
Biến chứng thường gặp nhất sau cắt amidan là xuất huyết, khoảng 2 - 3% người cắt amidan bị chảy máu và tỷ lệ tử vong sau cắt amidan được ước tính là 1/40.000 người với nguyên nhân thường gặp là xuất huyết. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do cắt không đúng kỹ thuật, rối loạn đông máu, chăm sóc không đúng cách.
Xuất huyết có thể xảy ra khi đang phẫu thuật hoặc trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật (nguyên phát) hoặc sau 24 giờ cho tới 10 ngày sau phẫu thuật (thứ phát). Nếu phát hiện chảy máu sau khi phẫu thuật cắt amidan, người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay để tránh gặp các biến chứng nặng hơn.
Ngoài xuất huyết, còn có thể gặp các biến chứng khác như: đau họng, viêm họng sau khi cắt amidan gây sốt và đau tai. Sụt cân, bỏ ăn uống, mất nước vì đau. Nhiễm khuẩn tại chỗ gây sốt. Phù nề lưỡi gà và tụ máu gây tắc nghẽn đường thở sau khi phẫu thuật. Chấn thương các mô họng tại chỗ. Một phần của amidan bị sót lại do không cắt hết. Bệnh nhân có thể bị thay đổi tiếng nói nếu amidan lớn. Chấn thương tâm lý, hoảng sợ hoặc trầm cảm sau khi cắt. Tử vong do biến chứng khi gây mê hoặc do xuất huyết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Đây là trường hợp suy gan cấp điển hình, tế bào gan bị hủy hoại dẫn đến men gan tăng rất cao...
VTV.vn - Bé trai 2 tuổi ở Trảng Bom, Đồng Nai, bị chó nghi mắc bệnh dại cắn vào trán, phải khâu 11 mũi và tiêm vaccine ngừa dại.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh vừa phối hợp Bệnh viện Nhi Trung ương cứu sống bé 17 tháng tuổi nguy kịch vì hóc dị vật kẹo lạc gây tắc nghẽn phế quản hai bên.
VTV.vn - Trước diễn biến COVID-19 phức tạp tại Thái Lan do biến thể XBB.1.16, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cảnh giác, không chủ quan tiếp tục thực hiện nghiêm biện pháp phòng dịch.
VTV.vn - Thiếu máu thiếu sắt là một trong những dạng thiếu máu dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.
VTV.vn - Chỉ trong vài tuần, thị lực của ông H. (63 tuổi, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) chuyển từ hơi mờ sang nhìn như có màn sương bao phủ.
VTV.vn - Bệnh viện A Thái Nguyên vừa phẫu thuật thành công khối u buồng trứng nặng 3kg cho cụ bà 81 tuổi ở Định Hóa, giúp bệnh nhân vượt qua nguy cơ biến chứng nặng.
VTV.vn - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) tiếp nhận cấp cứu và điều trị thành công một trường hợp ngộ độc hơi sơn trong không gian kín bằng phương pháp oxy cao áp.
VTV.vn - Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận sởi và tay chân miệng giảm nhẹ, chưa có tử vong; nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết trong mùa dịch được ngành y tế cảnh báo sớm.
VTV.vn - Cholesterol cao là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay, ảnh hưởng đến hàng triệu người mà không gây ra dấu hiệu rõ rệt.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận cấp cứu một trường hợp nghiêm trọng do tai nạn nổ bình gas mini xảy ra tại nhà.
VTV.vn - Một nam công nhân 22 tuổi ở Hà Nội bị máy cắt chém đứt đốt xa ngón trỏ tay trái do găng tay bảo hộ quá rộng.
VTV.vn - Một trường hợp mới được ghi nhận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy hậu quả nặng nề nếu không phòng ngừa và can thiệp kịp thời.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 30 tuổi ở Phú Thọ suýt nguy kịch vì liên tiếp dùng ba loại thuốc không rõ nguồn gốc điều trị triệu chứng ho, đau họng mà không qua tư vấn bác sĩ.
VTV.vn - Cụ bà 94 tuổi (Yên Lập, Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng suy hô hấp cấp, sau đó xuất hiện hội chứng Lyell - thể dị ứng thuốc nặng và hiếm gặp.