Dưới đây là những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec chỉ ra:
Tiêu chảy
Mùa hè chính là thời điểm bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân một phần là do thời tiết nắng nóng, thức ăn dễ bị thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy. Vào thời tiết này, trẻ hay khát nước nên dễ uống phải những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh.
Ngộ độc thức ăn
Trong thời tiết nắng nóng, nếu thức ăn không được bảo quản kỹ và việc chế biến không đảm bảo quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là trong môi trường học đường.
Nhiễm siêu vi
Mùa hè cũng là thời điểm khiến trẻ dễ bị nhiễm siêu vi dẫn đến việc trẻ bị sốt, phát ban, quấy khóc, nôn ói, ăn uống khó khăn... Một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ mà phụ huynh cần phải chú ý chủ động phòng ngừa bằng các loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm như siêu vi cúm, sởi, thủy đậu, bệnh quai bị, bệnh sốt phát ban Rubella...
Viêm não Nhật Bản
Tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản B ở trẻ em thường tăng cao hơn mùa mưa. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu để bệnh diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời có thể gây ra tử vong. Tuy nhiên, bệnh lý này hiện nay đã có vaccine viêm não Nhật Bản, phần nào làm giảm bớt nguy cơ cho trẻ.
Viêm màng não ở trẻ em
Viêm màng não là một dạng nhiễm trùng ở các lớp mô quanh não bộ và tủy sống và thường do vi khuẩn HI, phế cầu, mô cầu hoặc do virus, kí sinh, nấm gây ra. Số lượng trẻ nhập viện vì bệnh viêm màng não ngày càng tăng cao, đáng ngại nhất, trong số các trẻ nhập viện có rất nhiều trường hợp bị biến chứng nặng, điển hình là biến chứng thần kinh co giật.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao gây nhiều lo lắng cho gia đình có trẻ nhỏ. Bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường. Tay chân miệng trở nên nguy hiểm hơn nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ... Nếu trẻ gặp những biểu hiện này, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kịp thời chữa trị.
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Muỗi vằn là nguyên nhân lây lan bệnh, truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh thường gia tăng vào mùa mưa. Khi ở dạng nhẹ bệnh sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng... Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.
Các bệnh khác
Giữa thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu. Hoặc trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, vì cơ thể trẻ bị mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở vì thời tiết nắng nóng.
Để phòng ngừa các bệnh mùa nắng nóng cho trẻ cần lưu ý một số biện pháp sau:
- Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách vệ sinh sạch sẽ nơi chế biến, ăn chín uống sôi, sử dụng các loại thực phẩm an toàn để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, đường ruột.
- Không nên cho trẻ uống nhiều nước đá hay ăn những thức ăn quá lạnh.
- Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể mất nhiều nước, vì thế cần cho trẻ uống đủ nước khi ở nhà hay đi học. Cho trẻ uống nước thường xuyên, thêm nước cam vắt, nước chanh; hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai, nhất là nước có gas.
- Tắm gội sạch sẽ hàng ngày cho trẻ, thay quần áo cho trẻ mỗi khi bị ướt hay ra nhiều mồ hôi để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm, không để trẻ gãi để tránh làm tổn thương, nhiễm trùng da.
- Không nên cho trẻ nghịch đất, cát, không cho trẻ tắm biển hoặc sông, suối vào lúc còn nắng gắt.
- Mỗi khi ra nắng hay đi học phải đội mũ, nón rộng vành cho trẻ để không bị say nắng.
- Tùy theo lứa tuổi của trẻ mà bật quạt số to hay nhỏ. Trẻ sơ sinh không nên để quạt quá gần , để quạt số nhỏ nhất và không nên để quạt thẳng vào mặt.
- Đưa trẻ đi tiêm các loại vaccine để chủ động phòng bệnh cho trẻ. Đây là biện pháp hiệu quả để chủ động phòng các bệnh truyền nhiễm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Thời tiết đang trong những ngày giá lạnh, nhiệt độ thấp và không khí lạnh kéo dài là tác nhân khiến nhiều bệnh lý gia tăng, đặc biệt là đột quỵ.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.
VTV.vn - Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, bị chó cắn vào vùng mặt đứt rời phần môi dưới.
VTV.vn - Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị xuất huyết não nhập viện tăng cao tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).
VTV.vn - Một nghiên cứu của Đại học Michigan Mỹ đã tính toán chính xác thời gian mà các loại thức ăn nhanh phổ biến có thể làm giảm tuổi thọ của con người.
VTV.vn - Nghe nói ăn lá lộc mại chữa được táo bón, người phụ nữ 49 tuổi, ở Thu Cúc, Tân Sơn, Phú Thọ đã lấy lá về cuốn thịt lợn ăn.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi H.Đ.K. (13 tháng tuổi, trú tại Yên Thành, Nghệ An) bị bỏng nước sôi bàn tay trái, kèm tình trạng nhiễm khuẩn.