
Theo chia sẻ của bác sĩ Trần Đồng, Khoa Nội Nhi, Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc, dấu hiệu nhận biết của bệnh thủy đậu là phát ban da đỏ, ngứa và mụn nước. Trong một vài ngày, các mụn nước vỡ ra và bắt đầu tiết dịch, sau đó, mụn nước đóng vảy và ổn định.
Khi trẻ mắc thủy đậu sẽ rất ngứa và khó chịu, tổn thương nhiều ở da. Đặc biệt tổn thương ở vùng miệng làm trẻ khó ăn làm cha mẹ rất sốt ruột tìm nhiều "mẹo" để trị cho bé, trong đó rất nhiều cách sai lầm dẫn đến trẻ có thể biến chứng nặng như sẹo do bội nhiễm da, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu hay viêm màng não...
Nhận biết các dấu hiệu trẻ bị thủy đậu
Sau thời gian ủ bệnh khoảng 10 -21 ngày, trẻ khởi bệnh có thể bị sốt, ăn uống kém hơn, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi khó chịu sau đó nổi các ban đỏ, mụn nước trên da toàn thân kéo dài khoảng 5-10 ngày. Trường hợp kín đáo, thường thấy các mụn nước nhiều ở vùng đầu, đặc biệt vùng chân tóc.
Các tổn thường phỏng nước rất đa dạng và đa hình thái, cùng lúc có thể nhìn thấy các ban sần đỏ, mụn nước, mụn nước lõm và mụn nước đã vỡ đóng vảy…
Với trẻ khỏe mạnh đa phần bệnh sẽ không nghiêm trọng. Trong trường hợp nghiêm trọng, mụn nước có thể rất dày toàn bộ cơ thể và các tổn thương có thể ở cổ họng, mắt và niêm mạc của niệu đạo, âm đạo hoặc hậu môn.
Điều trị thủy đậu như thế nào?
Thuốc kháng virus acyclovir, dùng càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 24h khi phát bệnh. Tuy nhiên, thuốc được sử dụng rất rộng rãi, trong đó có cả các đối tượng chưa cần thiết phải dùng. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ(AAP), khuyến cáo chỉ một số nhóm có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu trung bình đến nặng nên được xem xét điều trị như:
Trẻ em trên 12 tuổi, người lớn.
Những người có hệ thống miễn dịch yếu: Bị HIV, ung thư, điều trị hóa chất, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
Tiền sử bệnh về da hoặc bệnh lý mạn tính về tim, phổi.
Thuốc giảm đau, hạ sốt (paracetamol) theo hướng dẫn của bác sĩ khi bị sốt cao hoặc đau nhức do thủy đậu, đặc biệt giúp giảm đau khi có các tổn thương ở miệng.
Thuốc bôi tại chỗ nhằm mục đích chống bội nhiễm da như: Xanhmethylen, chỉ cần bôi những nốt phỏng đã vỡ để làm khô se bề mặt.
Trong trường hợp trẻ ngứa nhiều, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng Histamin giúp trẻ giảm ngứa hơn.
Những điều trị sai lầm cần tránh
Thủy đậu là bệnh do virus gây ra, kháng sinh không diệt được virus do không tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị, vừa không mang lại lợi ích gì mà tăng nguy cơ kháng thuốc vừa chịu tác dụng phụ không đáng có. Một thuốc rất nổi tiếng là "thuốc chống viêm" corticoid có rất nhiều tác dụng phụ và có thể làm bệnh nặng hơn, tuyệt đối không sử dụng!
Một số trẻ được điều trị sai lầm bằng việc bôi các thuốc nam, nước giã nát từ cây, lá làm trẻ bị nhiễm trùng nặng hoặc dị ứng da nghiêm trọng. Bệnh còn có tên dân gian là "trái rạ" nhưng không có bất cứ liên quan gì đến "gốc rơm rạ" do đó không được tắm bằng nước đun cùng với gốc rạ hay bôi tro rơm rạ cho trẻ.
Lưu ý chăm sóc trẻ khi bị thủy đậu
Điều rất quan trọng là cần tắm rửa bình thường, không chà vỡ mụn nước. Không được kiêng tắm làm trẻ da bẩn dễ bị ngứa, gãi nhiều gây loét da mà nặng hơn. Một sai lầm nữa là kiêng gió mà để trẻ trong phòng kín, tối cũng có thể khó phát hiện các mụn mủ đã bội nhiễm.
Tránh gãi: ban mụn nước thủy đậu rất ngứa, trẻ sẽ gãi vị trí mụn nước dễ gây nhiễm trùng da do vi khuẩn (dễ để lại sẹo). Cắt gọn móng tay cho trẻ, tránh khi gãi làm loét sâu. Không được chọc, trích vỡ các phòng nước chưa vỡ.
Mặc quần áo thoáng mát, tránh ra nhiều mồ hôi tăng cảm giác khó chịu và tăng mức độ ngứa.
Uống đủ nước giúp cơ thể đỡ mệt mỏi do cơ thể dễ mất nước bởi sốt và phỏng nước, không cần kiêng khem gì làm trẻ thiếu đi nguồn cung cấp dinh dưỡng.
Đảm bảo dinh dưỡng tốt, ăn đồ lỏng mát: canh, cháo, soup, sinh tố… đặc biệt khi trẻ bị mụn nước thủy đậu trong miệng.
Để tránh mắc thủy đậu các trẻ nên được tiêm chủng thủy đậu và các mũi vaccine khác để có sự đề kháng tốt nhất. Đảm bảo cho trẻ và người chăm sóc vệ sinh tay sạch bằng xà phòng, hướng dẫn trẻ không đưa tay lên mắt mũi miệng.
Khi nhà có trẻ bệnh, nên hạn chế tiếp xúc gần như ôm hôn, không dùng chung dụng cụ và thức ăn chung với trẻ khác. Cho trẻ nghỉ học cho đến khi mụn nước khô đóng vẩy tránh lây nhiễm cho bạn học, cần vệ sinh đồ dùng, bề mặt trẻ hay chạm vào để làm sạch virus gây bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Liên cầu lợn (Streptococcus suis) là loại vi khuẩn nguy hiểm, tồn tại trong cơ thể lợn - đặc biệt là lợn bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận và điều trị thành công trường hợp ngộ độc Methanol nặng.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) vừa xử lý thành công, cứu sống người bệnh nam 47 tuổi, bị đinh sắt dài 5cm xuyên qua hộp sọ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhi C.D.A (11 tuổi) trong tình trạng nguy kịch sau tai nạn giao thông, tiên lượng rất xấu.
VTV.vn - Ngày nay, TPCN là giải pháp được lựa chọn để chăm sóc sức khỏe chủ động. Làm thế nào để phát huy hiệu quả tối đa của TPCN, lại tiết kiệm chi phí một cách thông minh?
VTV.vn - Cụ bà 92 tuổi (trú tại xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng nguy kịch do viêm màng não mủ trên nền nhiễm khuẩn.
VTV.vn - Đây là chủ đề Ngày Thế giới phòng chống bệnh sốt rét năm 2025.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa phẫu thuật cấp cứu cho người bệnh (56 tuổi, Phú Thọ) bị thủng tạng rỗng - một tình trạng cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm.
VTV.vn - Sau nhiều năm sống chung với dị dạng vùng cổ, môi dưới, lưỡi và sàn miệng, bà T. (73 tuổi, Thái Bình) đã có cuộc sống mới nhờ phẫu thuật tạo hình tại Bệnh viện Bạch Mai.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ghi nhận một số đối tượng mạo danh bác sĩ để lừa đảo tiền đặt cọc thông qua tư vấn gói khám sức khỏe.
VTV.vn - Hộp xốp được làm từ nhựa Polystyrene (PS), rất nhẹ và tiện lợi nên được sử dụng phổ biến để chứa đựng, bảo quản thực phẩm.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội ban hành văn bản về việc triển khai các giải pháp phòng chống xâm hại và tai nạn thương tích cho trẻ em trên địa bàn thành phố.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị y tế, bệnh viện và trung tâm y tế địa phương siết chặt công tác phòng, chống dịch tay chân miệng.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công hai trường hợp bệnh nhi bị thủng ruột do nuốt phải bi nam châm.
VTV.vn - Từng được xem là “người bạn đồng hành uy tín” của sức khỏe nội tiết nữ, trong những năm gần đây lại có những tranh cãi vì lo ngại nguy cơ ung thư, u xơ.