
Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ mắc ung thư gan cao nhất thế giới, bệnh có xu hướng gia tăng. Theo Globocan năm 2018, với 19.568 ca mắc mới, ung thư gan vượt qua ung thư phổi (16.722 ca) trở thành bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới nước ta.
Đáng lưu ý đây cũng là loại ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu cho cả hai giới. Đa số bệnh nhân đến khám khi đã muộn, thời gian sống trung bình không quá một năm. 60% đến viện khi đã ở giai đoạn trung gian và tiến triển, tỷ lệ được phát hiện sớm rất thấp.
Trong khi đó, ung thư gan chữa được nếu phát hiện sớm. Có rất nhiều cách chữa trị như phẫu thuật cắt bỏ phần gan có khối u, ghép gan, nút mạch gan bằng hóa chất, xạ trị, hóa trị...
Tại sao nên tầm soát ung thư gan
Theo bác sĩ Lê Trung Hiếu, Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Việt Nam còn thuộc top những quốc gia có tỷ lệ ung thư gan cao nhất thế giới, trong 100.000 người thì có khoảng 23 - 24 người mắc bệnh. Tình trạng này xảy ra là do phát hiện bệnh quá muộn, giai đoạn phát triển của bệnh đã đi vào giai đoạn cuối. Lúc này việc điều trị vô cùng khó khăn, tỷ lệ có thể kéo dài tuổi thọ là vô cùng thấp.
Tầm soát ung thư gan giúp ta phát hiện được bệnh ở giai đoạn rất sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng. Ở giai đoạn sớm bác sĩ phẫu thuật để loại bỏ khối u giúp bệnh nhân hồi phục nhanh và không để lại di chứng. Phẫu thuật ở giai đoạn này còn giúp ngăn chặn khối u di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể.
Việc phát hiện sớm và điều trị cũng giúp cho bệnh nhân không phải chịu những thương tổn về thể chất hay tâm lý. Ngoài ra điều trị ở giai đoạn sớm sẽ không gây tốn kém về mặt kinh tế cho người bệnh. Do đó việc tầm soát ung thư gan sớm là điều nên làm với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Đối tượng nào cần tầm soát ung thư gan sớm?
Thông thường chia làm 2 nhóm đối tượng có khả năng mắc ung thư gan cao lần lượt như sau:
- Đang nhiễm virus và các bệnh liên quan đến gan.
- Tiền sử gia đình có người bị ung thư gan.
- Virus viêm gan B và viêm gan C là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư tế bào gan nguyên phát.
- Viêm gan do nguyên nhân tự miễn, có thể đi kèm các bệnh tự miễn khác: như đái tháo đường type 1, Basedow, viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ,....
- Gan nhiễm mỡ không do rượu.
- Mắc các bệnh khác nhưng có nguy cơ bị ung thư gan.
- Các bệnh béo phì, tiểu đường làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
- Xơ gan do sử dụng rượu bia, các chất kích thích quá nhiều.
Ngoài ra, còn những nguyên nhân tự phát mà khoa học chưa thể nghiên cứu và giải thích. Khi có những biểu hiện như thường xuyên mệt mỏi, nước tiểu có màu vàng đậm, đau âm ỉ vùng gan, xuất huyết dưới da thì cũng nên khám thường xuyên để nhận được lời khuyên của bác sĩ.
Các phương pháp tầm soát ung thư gan hiện nay
Hiện nay có 2 phương pháp tầm soát ung thư gan phổ biến nhất là:
- Xét nghiệm máu tìm dấu vết AFP trong máu.
AFP là một loại protein có trong thai nhi tuy nhiên sau khi trưởng thành thì tỷ lệ AFP trong máu rất thấp. Bệnh nhân mắc ung thư gan thì chỉ số AFP tăng lên bất thường. Tuy nhiên khi xét nghiệm bước đầu mà chỉ số AFP tăng, không có nghĩa là bạn mắc bệnh ung thư.
Việc chỉ số AFP tăng là biểu hiện nghi ngờ ung thư gan, bạn nên thực hiện các phương pháp tầm soát khác theo chỉ dẫn của bác sĩ để kết luận chắc chắn hơn tình trạng bệnh của mình.
Trong giai đoạn điều trị ung thư gan thì chỉ số AFP có tác dụng theo dõi tiến trình chữa bệnh, kiểm tra khả năng di căn của khối u.
- Phương pháp siêu âm gan.
Siêu âm gan có thể phát hiện được khối u nhỏ hơn 1cm với chi phí tiết kiệm và không ảnh hưởng đến cơ thể. Ngoài ra siêu âm gan còn giúp phát hiện xơ gan và một số bệnh khác về gan.
Dựa vào hình ảnh của siêu âm gan ta có thể xác định được các thương tổn của gan. Kết hợp siêu âm gan với xét nghiệm máu tìm dấu vết AFP sẽ cho ra kết quả chẩn đoán chính xác hơn việc thực hiện riêng lẻ từng phương pháp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh nhân N.T.N (26 tuổi, Nam Định) có khối u được phát hiện hoàn toàn tình cờ trong lần khám sức khỏe định kỳ, khi bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
VTV.vn - Virus hợp bào hô hấp (RSV) tuy không phải là loại virus mới, nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ nhỏ.
VTV.vn - 27 học sinh nhập viện sau bữa ăn tại Trường Tiểu học Nước Hai (Hòa An, Cao Bằng) đã được loại trừ ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Bệnh viện Đà Nẵng vừa can thiệp thành công, bắt được ba con sán lá gan nhỏ còn sống trong ống mật chủ của một nữ bệnh nhân.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công cụ ông 85 tuổi suy hô hấp nguy kịch do COPD, giúp ổn định sức khỏe sau gần 1 tuần hồi sức tích cực.
VTV.vn - Một cụ ông 82 tuổi ở Vĩnh Phúc vừa được cứu sống thần kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc sau khi hai lần ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tam Nông (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công, cắt bỏ khối u vùng nách nặng tới 2kg cho một nữ bệnh nhân 52 tuổi.
VTV.vn - Mùa thi là thời điểm trẻ phải đối mặt với nhiều áp lực trong học tập và thi cử, chất lượng giấc ngủ cũng bị suy giảm.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các đơn vị y tế bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
VTV.vn - CDC Hà Nội đang triển khai điều tra trên nhóm học sinh từ 13-17 tuổi tại các trường THCS, THPT để đánh giá hành vi nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp ngộ độc rượu ngâm củ ấu tàu trong tình trạng nguy kịch.
VTV.vn - Chuyên trang VTV Sức khỏe, một nền tảng nội dung số với thông điệp: “Kênh thông tin y tế chính thống - Vì một Việt Nam khỏe mạnh" đã chính thức ra mắt.
VTV.vn - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc khẩn trương cấp cứu và điều trị các nạn nhân vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại Vĩnh Phúc.
VTV.vn - Giải thưởng là thành quả của BVĐK Phương Đông trong xây dựng mô hình bệnh viện quốc tế, ứng dụng công nghệ hiện đại gắn với môi trường điều trị xanh – sạch – thông minh.
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 42 tuổi, nhập viện trong tình trạng nguy kịch do kiềm chuyển hóa nặng sau nhiều ngày nôn ói liên tục vì uống rượu.