Bệnh nhi S.A., phát hiện mắc bệnh suy thận mạn từ khi 4 tuổi, kèm theo bệnh nền giảm tiểu cầu. Suốt 4 năm nay, gia đình kiên trì cùng bệnh nhi điều trị song song hai bệnh lý và kiểm tra định kỳ tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tháng 11/2023, tình trạng bệnh nhi trở nặng, gây biến chứng chức năng tim, phổi nên bệnh nhi đã được chỉ định điều trị lọc máu thay thế thận tại Khoa Thận và Lọc máu. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra rất khó khăn do bệnh nhi được phát hiện mắc thêm bệnh lý huyết học Von Willebrand type 2b. Đây là bệnh rối loạn đông cầm máu do thiếu hụt hoặc giảm hoạt tính của yếu tố Von Willebrand trong máu.
"Bệnh nhi ngoài mất yếu tố Von Willebrand hoạt tính thì còn giảm tiểu cầu. Trong quá trình lọc máu định kỳ, tiểu cầu của bệnh nhi thường xuyên ở mức thấp và phải truyền tiểu cầu, đồng thời, có những đợt chảy máu kéo dài, chúng tôi phải can thiệp để ngăn chặn tình trạng này" - TS.BS Nguyễn Thị Mai Hương, Trưởng Khoa Huyết học lâm sàng cho biết.
Cùng với đó, tình trạng suy tim của bệnh nhi cũng khiến quá trình điều trị bị ảnh hưởng rất lớn, trẻ phải chạy thận nhân tạo hàng ngày để giảm tình trạng quá tải cho tim. Tuy nhiên, mỗi ngày trẻ chỉ chịu đựng được hơn 1 giờ lọc máu là phải dừng lại, do đó việc lọc máu kém hiệu quả.
Theo TS.BS Nguyễn Thu Hương, kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã trở thành thường quy nhiều năm qua, tuy nhiên đây là một ca bệnh rất phức tạp. Chạy thận cho bệnh nhi S.A. gặp nhiều khó khăn, nếu không ghép thận sẽ tử vong. Thế nhưng ca ghép tiềm ẩn nhiều rủi ro vì bệnh nhi mắc bệnh lý rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu và suy tim kéo dài. Chúng tôi đã hội chẩn với các chuyên khoa nhiều lần, xác định rõ các yếu tố nguy cơ, phương pháp phẫu thuật, gây mê, hồi sức cụ thể và đồng lòng quyết tâm ghép thận cứu sống bệnh nhi".
Dưới sự chủ trì của TS.BS Cao Việt Tùng - Phó Giám đốc bệnh viện cùng sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc, các chuyên khoa trong bệnh viện như: Ngoại Tiết niệu, Tim mạch, Thận và Lọc máu, Gây mê hồi sức, Hồi sức ngoại, Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền, Chẩn đoán hình ảnh, Ngân hàng máu, Sinh hóa, Huyết học đã cùng tham gia phối hợp thực hiện ca ghép thận cho bệnh nhi.
Trước và trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ chuyên khoa Huyết học lâm sàng liên tục túc trực, đảm bảo tiêm thuốc nâng cao nồng độ Von Willebrand và truyền tiểu cầu để ekip phẫu thuật viên và gây mê yên tâm trong cuộc mổ.
Sau 5 giờ phẫu thuật, nước tiểu xuất hiện sau khi nối niệu quản, bệnh nhi được kiểm soát tình trạng chảy máu, ca ghép thận đầy căng thẳng đã diễn ra thành công trong sự vui mừng vỡ òa của cả ekip. Sau ghép, bệnh nhi được chuyển về Khoa Điều trị tích cực ngoại khoa để theo dõi và chăm sóc hồi sức. Bệnh nhi được hỗ trợ các chức năng sống thường quy, kiểm soát và phòng chống nhiễm khuẩn, đảm bảo dinh dưỡng, huyết áp tốt, đảm bảo tưới máu thận tối ưu, bù lại thể tích tuần hoàn, cân bằng nước và điện giải, duy trì các thuốc chống thải ghép.
Sau khi toàn trạng đã ổn định, bệnh nhi được tiếp tục chăm sóc, theo dõi tại Khoa Thận và Lọc máu, hàng ngày bệnh nhi được tiêm yếu tố Von Willebrand, truyền tiểu cầu theo chỉ định của Khoa Huyết học lâm sàng.
Hiện tại, sau 14 ngày ghép thận, bệnh nhi đã hoàn toàn ổn định, tỉnh táo, ăn uống bình thường và được ra viện.
Tính từ năm 2004 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghép thận thành công cho gần 70 bệnh nhi, mở ra cánh cửa sự sống cho nhiều trẻ suy thận mạn giai đoạn cuối. Đặc biệt, việc theo dõi, điều trị sau ghép thận cũng được bệnh viện chú trọng thực hiện để kéo dài tuổi thọ của thận ghép, giúp người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Những người ngủ ngáy thường được khuyên đi khám nha sĩ vì thói quen của họ có thể ành hường đến sức khỏe răng miệng.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho một bệnh nhân bị sốc, chân hoại tử vì rắn cắn nhưng chữa trị chỗ thầy lang.
VTV.vn - Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục ghi nhận các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó, có rất nhiều bệnh nhân trong tình trạng nặng.
VTV.vn - Ngày 10/10, Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3 ghi nhận 6 học sinh có triệu chứng đau bụng, trong đó 2 trường hợp có biểu hiện nôn ói sau bữa ăn bán trú tại trường.
VTV.vn - Một số động vật chết tại vườn thú ở Đồng Nai, Long An có kết quả dương tính với cúm A(H5N1).
VTV.vn - Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bệnh nhi 3 tuổi bị tắc ruột do hội chứng Rapunzel (rối loạn ăn tóc).
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh, đến ngày 9/10, trên địa bàn huyện Hương Khê ghi nhận 23 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi.
VTV.vn - Đoàn Thanh niên Công an TP Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Đoàn thanh niên Bệnh viện Quân y 175 tổ chức thành công chương trình “Giọt máu nghĩa tình” năm 2024.
VTV.vn - Bệnh nhân phải tiến hành lọc máu kết hợp các biện pháp điều trị tích cực để giữ tính mạng.
VTV.vn - Ngày 10/10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có công văn chỉ đạo Sở Y tế Lào Cai điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 50 học sinh, sinh viên nhập viện.
VTV.vn - Tính đến đầu tháng 10/2024, TP Hồ Chí Minh đã triển khai mô hình sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 100%.
VTV.vn - Những dấu hiệu lão hóa của cơ thể xuất hiện qua các thay đổi dễ nhận biết sau.
VTV.vn - Vừa qua, Khoa Bỏng - Chỉnh trực, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) đã tiếp nhận, điều trị cho nhiều trường hợp trẻ bị tai nạn sinh hoạt khiến các ngón tay bị đứt lìa.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh trong tuần qua tiếp tục ghi nhận số ca mắc tăng, với 90 ca, tăng 24 ca so với tuần trước.
VTV.vn - Trong 2 ngày 9-10/10, 50 trường hợp học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai và Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề GDTX nhập viện với các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa.