Giải pháp bù nước cho cơ thể trong mùa hè

SKCB, icon
07:46 ngày 14/06/2013

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất nước trong cơ thể, khi cơ thể mất nước nếu không được bù nước kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng kiệt nước thậm chí dẫn tới tử vong.

Vào mùa hè nắng nóng lượng bệnh nhân mắc các bệnh như tiêu chảy, sốt tăng cao đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ do sức đề kháng kém. Nhiều trường hợp trẻ nhỏ phải vào viện cấp cứu do người lớn để trẻ rơi vào tình trạng mất nước khiến trẻ bị suy kiệt thậm chí trụy mạch gây suy kiệt. Do vậy, việc bù nước đúng và đủ cho bệnh nhân trong một số bệnh lý thường gặp ở mùa hè như mất nước, tiêu chảy, sốt cao là vô cùng quan trọng.

Con người không thể sống thiếu nước vì nước là yếu tố thứ 2 quyết định sự sống chỉ sau không khí. Nước chiếm khoảng 60 - 80 % trọng lượng cơ thể đối với người lớn, đối với trẻ sơ sinh có thể lên tới 85 - 95%, đóng vai trò là dung môi hòa tan, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng mà cơ thể đã hấp thu. Nước còn giữ vai trò là chất giúp bôi trơn tạo nên các chuyển động của cơ thể. Bên cạnh đó, nước còn đóng vai trò điều hòa nhiệt độ cho cơ thể.

Trung bình một ngày mỗi người có thể mất 2 -3 lít nước qua tiết mồ hôi, tiểu tiện, đại tiện và trong quá trình hô hấp. Mất nước xảy ra khi mất nhiều chất lỏng hơn đi vào cơ thể và cơ thể không có đủ nước và các chất lỏng khác để thực hiện chức năng bình thường của nó.

‘ Cha mẹ cần sử dụng nhiều phương pháp để bù nước cho trẻ, tuyệt đối tránh tình trạng để trẻ kiệt nước. (Ảnh minh họa )

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng mất nước trong cơ thể?

Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của con người, có nhiều nguyên nhân dẫn tới mất nước trong cơ thể. Mất nước do ra mồ hôi trong trường hợp hoạt động quá mức như vận động viên… Khi thời tiết rất nắng nóng, nhiệt độ trong cơ thể sẽ tăng lên đột ngột phản xạ cơ thể tự nhiên phải tiết mồ hôi ra để điều hòa.

Khi bị sốt, tất cả chuyển hóa của cơ thể sẽ tăng lên từ đó tiêu hao nhiều năng lượng trong đó tiêu hao cả nước. Cuối giai đoạn sốt người bệnh cũng sẽ ra mồ hôi, mồ hôi trong máu độc cũng gây mất nước.

Khi bị tiêu chảy, nhiều cơ chế của bệnh đã ngăn chặn không cho cơ thể hấp thu nước, bệnh nhân có thể uống nước vào nhưng uống bao nhiêu sẽ bị nôn ra và đi ngoài hết số nước dẫn tới tình trạng kiệt nước.

Trong các nguyên nhân gây mất nước trong cơ thể kể trên, nguyên nhân thường gặp nhất là do ra mồ hôi nhiều, sốt, tiêu chảy dữ dội và nôn nhiều… Bất cứ ai bị tiêu chảy cũng bị mất nước, tuy nhiên trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có bệnh mãn tính có nguy cơ cao nhất, đặc biệt trong những tháng nắng nóng kéo dài.

‘ Ảnh minh họa

Các mức độ của mất nước:

- Mức độ nhẹ: Mất nước <5% trọng lượng cơ thể với những biểu hiện là khát nước.

- Mức độ trung bình: Mất nước từ 5 – 10% trọng lượng cơ thể với những biểu hiện khát nước, mệt mỏi, nhức đầu, khô miệng, đi tiểu ít.

- Mức độ nặng: Mất nước >10% trọng lượng cơ thể với những biểu hiện kèm theo như sốt li bì, phản xạ chậm, hôn mê, suy tuần hoàn.

Mất nước ở mức độ nặng có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng như cơ thể sẽ bị suy kiệt thậm chí có thể tử vong.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng mất nước trong cơ thể?


PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng Khoa nhi, bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Khi cơ thể bị mất nước, bệnh nhân thường có nhiều biểu hiện khác nhau. Ví dụ, ra mồ hôi do sốt cơ thể sẽ phản xạ bằng biểu hiện khát nước, lúc này người bệnh chỉ cần uống nước cho đã cơn khát là đủ để cung cấp lại lượng nước đã mất.

Khi bị tiêu chảy, lượng nước đưa vào bao nhiêu không hấp thu được, đi ngoài, nôn… dễ dẫn tới kiệt nước, mất nước nhiều. Đối với trẻ nhỏ, sau mỗi lần đi ngoài, trẻ dưới 2 tuổi cần uống từ 50 – 100mml nước sau mỗi lần đi ngoài là đủ. Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên thì nên uống 150 – 200mml nước.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình "Sống khoẻ mỗi ngày", chuyên mục "Sức khỏe của bạn" để tìm hiểu thêm về cách khắc phục tình trạng mất nước của cơ thể đối với bệnh nhi, người cao tuổi và những người có bệnh mãn tính.


Cùng chuyên mục