Giun kim di chuyển lúc nhúc dưới da bé gái 5 tuổi

Lê Thạch, icon
09:15 ngày 12/06/2018

VTV.vn - Sau khi về quê ngoại chơi, bé Nguyễn T.T. (5 tuổi, trú tại Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM) xuất hiện nhiều nốt to cộm và những vết ngoằn ngoèo như giun màu hồng.

Ấu trùng di chuyển dưới da bé gái

Thấy vậy, ba bé liền đưa bé vào khám tại Khoa Khám bệnh, Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố (TP.HCM). Trên bàn chân phải, nhiều nốt đỏ to sần lên vẫn còn, dấu vết của ấu trùng di chuyển tạo ra những đường hầm dài ngoằn ngoèo.

Creeping eruption – Hội chứng ban trườn hay Cutaneous Larva Migrans - Ấu trùng da di chuyển, đây là một bệnh nhiễm trùng da do ấu trùng giun móc từ mèo, chó và động vật khác. Con người có thể bị nhiễm ấu trùng qua chân trần khi đi bộ trên bãi cát hoặc tiếp xúc với đất bị ô nhiễm phân động vật.

Ấu trùng di chuyển ký sinh dưới bề mặt da và đào hang biểu hiện màu đỏ, ngứa. Các vị trí thường bị ảnh hưởng là bàn chân và cẳng chân, hoặc bất kỳ phần nào của cơ thể tiếp xúc với đất bẩn. Trứng ký sinh trùng được truyền từ phân của động vật bị nhiễm khuẩn qua đất cát ẩm ướt tới da người.

Giun kim di chuyển lúc nhúc dưới da bé gái 5 tuổi - Ảnh 1.

Nhiễm ấu trùng giun từ chó, mèo, động vật khác

Ấu trùng có thể xâm nhập thông qua nang lông, vết nứt da hoặc thậm chí da còn nguyên vẹn. Sau đó vài ngày đến vài tháng từ nơi xâm nhập ban đầu, ấu trùng di chuyển dưới da tạo nên đường hầm rộng 3-5 mm. Triệu chứng thường gặp là ngứa , có thể nặng hơn vào ban đêm, ban đỏ hình dải vằn vèo hoặc hình lượn sóng, di chuyển kèm theo ngứa rất nhiều. có thể lây lan theo thời gian, thường là khoảng 1 cm mỗi ngày (nhiễm khuẩn nặng có thể gây ra một số đường khác) thường xảy ra trên bàn chân và chân

Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu can thiệp điều trị sẽ rút ngắn được quá trình của bệnh bằng thuốc kháng giun sán đường uống và đường bôi tại chỗ. Triệu ngứa sẽ giảm đáng kể trong vòng 24-48 giờ sau điều trị và tổn thương sẽ được giải quyết trong vòng 1 tuần. Khi có nhiễm trùng da thứ phát cần kết hợp với kháng sinh.

Những lưu ý phòng bệnh:

- Hàng tuần dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm.

- Phân chó, mèo phải được chôn lấp hay bỏ vào túi và vứt bỏ vào thùng rác.

- Không cho trẻ chơi đùa nơi có chó, mèo thải phân.

- Rửa tay với xà phòng sau khi chơi đùa với chó, mèo, sau khi nghịch đất cát và trước khi ăn uống.

- Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục