Hoa oải hương (Lavender) là một trong những loại hoa được các cô gái rất yêu thích bởi vẻ đẹp và mùi hương của chúng. Tuy nhiên, loại hoa này còn có rất nhiều tác dụng bất ngờ.
Tên của loại hoa này bắt nguồn từ tiếng Latin, có nghĩa là "để rửa"
Việc sử dụng hoa oải hương sớm nhất được cho là từ thời Ai Cập cổ đại. Do đó, dầu hoa oải hương đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình ướp xác.
Trong những giai đoạn lịch sử sau này, hoa oải hương trở thành phụ gia khi tắm ở một số khu vực, trong đó có Ba Tư, Hy Lạp cổ đại và Rome. Những nền văn hóa cổ xưa này tin rằng hoa oải hương có thể thanh lọc cơ thể và tâm trí.
Từ thời cổ đại, hoa oải hương đã được dùng để điều trị rất nhiều loại bệnh tật, bao gồm: các vấn đề về sức khỏe tâm thần, lo âu, mất ngủ, trầm cảm, đau đầu, rụng tóc, buồn nôn, mụn nhọt, đau răng, kích ứng da, ung thư.
Hoa oải hương thường được dùng trong các phương pháp trị liệu bằng dầu thơm
Hương thơm từ tinh dầu hoa oải hương được cho rằng có thể làm bạn bình tĩnh và giữ gìn sức khỏe của bạn. Một nghiên cứu cho thấy xoa dầu có chiết xuất hoa oải hương, cùng với hoa hồng và cây xô thơm, có thể làm giảm đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Loại trị dùng dầu thơm cũng được dùng trong việc điều trị ung thư. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, mùi thơm trong liệu pháp trị liệu bằng dầu thơm có thể kiểm soát các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư. Các thụ thể cảm thụ mùi hương có thể gửi tín hiệu đến não và có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc. Điều này cũng có thể giúp cho những người bị chứng mất trí.
Mặc dù có rất nhiều người khẳng định tác dụng chữa bệnh của mùi thơm từ hoa oải hương, nhưng hiện vẫn chưa có nhiều bằng chứng khoa học ủng hộ. Các thử nghiệm về tác dụng của hoa oải hương vẫn còn gây tranh cãi.
Hoa oải hương có thể giúp bạn ngủ ngon
Đã từ rất lâu, hoa oải hương được khuyên nên dùng cho những người bị mất ngủ hoặc mắc các rối loạn về giấc ngủ. Nhiều người thường nhồi hoa oải hương vào cùng với bông của gối để giúp họ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Ngày nay, trị liệu bằng dầu thơm sử dụng hoa oải hương thường được dùng để điều trị đau đầu, lo lắng hoặc bồn chồn. Liệu pháp mát xa sử dụng dầu hoa oải hương có thể có tác dụng giữ bình tĩnh và hỗ trợ giấc ngủ. Tại Đức, trà hoa oải hương được chấp nhận như một loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dùng để điều trị gián đoạn giấc ngủ, bồn chồn không yên và kích ứng dạ dày.
Hoa oải hương có thể làm giảm một số vấn đề liên quan đến da và tóc. Thuốc bôi ngoài da có sử dụng dầu hoa oải hương có thể có tác dụng trong việc điều trị rụng tóc từng vùng, nguyên nhân của việc tóc rụng ra từng mảng. Trong một nghiên cứu, những người tham gia sẽ xoa tinh dầu hoa oải hương, húng tây, hương thảo và gỗ tuyết tùng trên những vùng tóc đã rụng. Và một số người đã thấy tóc mọc lại sau 7 tháng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không xác định được đó là do tác dụng của loại tinh dầu nào.
Khi được thoa lên da, dầu hoa oải hương có những tác dụng tích cực trong việc chữa eczema, mụn nhọt, cháy nắng và tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ. Có thể cân nhắc đến việc dùng kem bôi có chiết xuất hoa cúc và hoa oải hương để làm dịu vùng da bị kích ứng do cháy nắng và hăm tã tại nhà.
Hoa oải hương có thể chữa ung thư không?
Perillyl alcohol (POH) được chiết xuất từ nhiều loại tinh dầu khác nhau, bao gồm tinh dầu hoa oải hương, bạc hà, anh đào, cây xô thơm và tinh dầu sả. Các bằng chứng còn đang gây tranh cãi, tuy nhiên các nhà khoa học đang tiến hành các nghiên cứu để tìm hiểu vai trò của POH trong việc dự phòng và điều trị ung thư.
Thận trọng
Tinh dầu hoa oải hương có thể gây độc khi nuốt phải. Dạng chiết xuất duy nhất từ hoa oải hương có thể dùng đường uống được là trà hoa oải hương.
Dầu hoa oải hương không nên dùng cho trẻ nhỏ và có thể sẽ có các ảnh hưởng tiêu cực lên sự phát triển của trẻ em nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.